16.6 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bạn cần một cách học hiệu quả?

Photo: Mike Rogers

 

Ngày nhỏ chúng ta được cha mẹ dạy đạo làm người, trưởng thành được học cách thấu hiểu về nhân sinh quan. Tuổi thơ của chúng ta là những mảnh ghép về gia đình, bạn bè và thầy cô. Chúng ta biết rằng mình sinh ra và lớn lên là người phương Đông.

Khi chúng ta già đi, chúng ta vẫn là người phương Đông, vẫn cùng với những phong tục, những tín ngưỡng, vẫn những giá trị tinh thần, vẫn cái ta được đặt lên hàng đầu. Nhưng chúng ta lại quen với cách học và làm của người Phương Tây, quen với việc đúng là đúng, sai là sai, quen với việc nhìn vào kết quả mà đôi khi bỏ quên cả quá trình.

Và thực sự thì việc “chắp nối” như vậy có đúng không? Tôi rất ghét việc đưa ra tùy chọn đúng/sai, vì với tôi nó không cần thiết. Tôi sẽ chỉ nói về những điều có thể giúp ích cho bạn. Dưới đây là cách học của tôi, tôi vẫn luôn áp dụng những điều này không chỉ vào học và làm, mà còn cả trong cuộc sống:

Học từ nguyên lý, hiểu từ gốc rễ

Khi xác định học hay tìm hiểu một cái gì đó, điều đầu tiên tôi làm không phải là học phần đầu, hay học phần cuối, hay thậm chí là học nhảy cóc, mà là học từ đâu, và học như thế nào?

Ví dụ: Nếu tôi muốn học Digital Marketing, Marketing Online, Facebook Marketing, SEO,… tôi cần phải học marketing cơ bản trước đã, vì đó là cái nhân của các ngành kia. Và học như thế nào ư?

Hãy học từng bước ở kiến thức marketing cơ bản, học theo sách, theo thầy, theo giáo trình. Rồi các ngành kia, tôi sẽ dựa vào cái nhân ban đầu đó và tự vạch lộ trình cho mình. Bởi vì một khi tôi đã nắm được nguyên lý vận hành của “cỗ máy” kiến thức đó, cũng như việc có một sơ đồ lắp ráp và cấu tạo nên nó, tôi sẽ biết cách phát triển và nâng cấp nó lên, hoặc ít nhất là sửa chữa nó.

Lời khuyên của tôi là: Muốn học cái cao siêu, hãy học thật tốt cái nền tảng ban đầu đã.

Học bằng cách tư duy đa chiều

Chúng ta hay gặp phải một loại bẫy tư duy về niềm tin, nó đánh lừa và làm sụp đổ mọi hệ thống phát triển và vận hành của trí óc, cũng như kinh nghiệm. Chúng ta thường có thói quen tìm kiếm và hỏi đáp những gì chúng ta không có, không làm, không biết. Nghĩa là nếu tất cả đều không có, không làm, không biết, thì chúng ta cũng vậy. Niềm tin của chúng ta lúc đó lại là một thứ thuốc độc, nó trả lời rằng: “KHÔNG”.

Nếu đã nghe về sự phát triển thần kỳ của người Israel, chắc hẳn bạn có biết đến quy tắc thứ 10 trong xã hội Israel, đó là 9 người đầu có cùng thông tin và kết luận, thì người thứ 10 buộc phải đưa ra giả định rằng 9 người kia đã sai. Tại sao lại vậy? Vì đất nước Israel nhỏ bé, giữa lòng kẻ thù, họ buộc phải nghi ngờ cái có sẵn, đặt câu hỏi và tranh luận về mọi vấn đề sáng tạo.

Trở về với văn hóa phương Đông của chúng ta, trong Đạo học, trong Phật học,… chẳng phải cái cốt của đối nhân xử thế, của đạo làm người vẫn là việc bình đẳng, nghĩa là trong cái tốt luôn có cái xấu, trong cái xấu luôn có cái tốt, và xấu tốt luôn song hành cùng nhau đó sao?

Nếu áp dụng vào việc học, hãy nhìn vấn đề đó dưới nhiều góc nhìn, hãy lật ngược nó lại, nếu nó không giải quyết được, hãy tự hỏi tại sao không giải quyết được? Nếu giải quyết được, hãy tự hỏi, cách này liệu đã tốt nhất chưa?

Nếu bạn nói không có, tôi sẽ nghĩ về việc có.

Nếu bạn nói không làm được, tôi nghĩ về giải pháp làm điều đó.

Nếu bạn nói không biết, tôi nghĩ tôi sẽ biết, hoặc đến khi nào “không biết” là một sự hiểu biết.

Lời khuyên của tôi là: Với việc học, hãy biết nghi ngờ cái có sẵn, luôn tư duy dưới nhiều góc nhìn khác nhau.

Nếu bạn cảm thấy cách học của bạn không hiệu quả, hãy thử thay đổi xem sao, hoặc nếu bạn đã hài lòng rồi, hãy nghĩ về những điều khiến bạn hài lòng hơn đi! Tôi chưa hài lòng lắm, tôi sẽ sớm chia sẻ những điều mới mẻ và hay ho hơn.

Thanks for reading.

 

Trung Đức

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

26 BÌNH LUẬN

  1. Bài viết lan man không có trọng tâm bạn ak. Hiện tại, hầu hết các trường CĐ-ĐH ở VN đạo tọ theo hình thức tín chỉ của phương Tây. Hình thức này tất nhiên là có mặt tích cực nhưng mặt tiêu cực thì không thiếu.
    Bạn có thể lấy hình thức học này làm hướng đi để nêu lên những giải pháp nhằm khắc phục tiêu cực và giúp sinh viên học tốt đc k.

    • – biết là mình chẳng biết gì
      – biết rằng mình còn còn biết quá ít

      Ý nói đó là cả một quá trình, không có điểm dừng. Học để hiểu là một chuyện, nhưng học để mà nhận ra những gì mình hiểu còn quá nhỏ bé là một chuyện khác.

  2. Bạn viết bài này cho mình hỏi bạn biết gì về cách học của phương Tây. Một cách nhìn quá chủ quan. Ai nói bạn là:”Nhưng chúng ta lại quen với cách học và làm của người Phương Tây, quen với việc đúng là đúng, sai là sai, quen với việc nhìn vào kết quả mà đôi khi bỏ quên cả quá trình.” Bạn có biết làm việc của người phương Tây thế nào không đã khi mà bạn khẳng định một cách thẳng thừng như vậy.

    • cách diễn giải và lập luận của Á Đông là lập luận và quy nạp, nhằm rút ra quy luật chung của sự vật hiện tượng, nhằm rút kinh nghiệm trong bước đi và hạn chế tối đa các sai lầm và thử nghiệm, tiến thẳng nên hiệu quả cao nhất!
      phương Tây ngược lại, thử nghiệm, sai, sửa làm lại theo vòng tròn nhằm tìm ra cách hiệu quả nhất!
      2 cách thức tiếp cận này tuy đều có mạnh yếu nhưng hiện này ta đang có xu hướng Tây hóa, còn người phương Tây là nghiên cứu Đông học, Kinh Dịch….
      Vậy nên các marketing ủa châu Á ngày càng lên tay và thực hiện nhiều dư án hơn do tinh thần ham học hỏi, chứ không phải là “ta thông minh rồi không cần học”
      ghi chú: Quảng cáo theo phong cách Ogilvy

    • Nếu bạn đã tìm hiểu về triết học Đông phương (nhận thức Á Đông), bạn sẽ dễ dàng xây dựng nên cho mình một số nhận thức khá hay ho.

      Theo Đông phương thì lịch trình diễn biến của tâm thức con người đều phải đi qua 3 giai đoạn:

      1. Giai đoạn thứ nhất: Chưa có cái Ta.
      Giai đoạn này là giai đoạn của những đứa trẻ thơ, của những dân tôc bán khai, giai đoạn thần thoại ấu trĩ… Trong giai đoạn này, người ta chưa có một cái Ta, chưa có cá tính rõ rệt. Họ tư tưởng, cảm giác theo xã hội chung quanh. Họ lẫn lộn lý và tình, nội tâm và ngoại giới. Họ sống vô tâm, thích bắt chước người chung quanh, thích chạy theo thời thượng, rất sợ dư luận chê khen, không bao giờ dám cảm tưởng theo mình: họ hoàn toàn là phản ảnh trung thành của ngoại cảnh. Họ sống theo thiên tính.

      2. Giai đoạn thứ hai: Sự trưởng thành của cái Ta.
      Bước qua giai đoạn này, cá tính của mỗi người dần xuất hiện. Như những tính hay bắt chước, chạy theo thời thượng bắt đầu giảm lần và biến đi, để lại một tâm hồn độc đáo có những sáng kiến và óc phê bình sâu sắc. Cái Ta của họ rất sâu đậm, nổi lên giữa đám đông, óc biện biệt của họ rất sắc sảo. Óc nhị nguyên biểu lộ rất rõ rệt theo cái Ta của họ: thiện ác, thị phi, vinh nhục, nội ngoại thạt dứt khoát, trắng là trắng, đen là đen. Lý trí ở giai đoạn này rất linh động, óc phán đoán và phê bình cực kỳ sắc bén, đây là giai đoạn mà óc khoa học đóng vai trò quan trọng nhất và cũng là vai trò của văn minh Tây phương chủ trí ngày nay.

      3. Giai đoạn thứ 3: Siêu thoát nhị nguyên.
      Giải thích ra thì dài dòng, nó là một phần những gì tôi đã viết phía trên. Và cụ thể ra thì như thế này:

      – Không có một sự vật nào trên đời mà không có lưỡng cực
      – Cặp mâu thuẫn đối đãi liên quan mật thiết đến nhau
      – Cặp mâu thuẫn đối đãi hợp nhau để biến thành một thể mới đầy đủ hơn (Lão Tử)
      – Sự tác động qua lại hai chiều là nguyên nhân của mọi sinh hóa
      – Sự liên quan giữa sự đối đãi và hợp nhất.

      Nó là như thế đấy 🙂

Trả lời Đạo Nguyễn Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI