16 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Tại sao chúng ta kể chuyện cổ tích cho trẻ em?

Featured image: Alice Lạc Vào Xứ Thần Tiên

Người lớn chúng ta thật lạ khi kể những câu chuyện cổ tích cho trẻ em. Chúng ta kể về một thế giới mà chúng ta biết chẳng hề tồn tại & đối lập hoàn toàn với thế giới thực đầy tàn nhẫn, tầm thường & dối trá của người lớn. Những nguyên tắc hành xử mà trong cái thế giới sáng đẹp ấy thật hay ho: phải luôn thẳng thắn, phải dũng cảm,… bla bla. Thế nhưng, chúng ta đều biết sẽ thật là khờ khạo và luôn chịu thua thiệt nếu áp dụng những nguyên tắc đó trong cuộc sống thực.

Vậy nếu như cái DREAMLAND chẳng hề tồn tại, sao chúng ta cứ mãi lải nhải cho con em của chúng ta nghe. Tại sao chúng ta không kể cho chúng nghe về cái thế giới thực mà chúng ta đang sống: rằng chúng ta vừa ăn hoa hồng của 1 nhà cung trong khi công ty cấm chuyện ăn hoa hồng, hay chuyện chúng ta vừa được thăng chức nhờ xuất sắc trong việc hầu hạ sếp hay chuyện chúng ta vừa thoát khỏi 1 cú xấu mặt nhờ việc chối bay biến những sai lầm vừa gây ra. Sao chúng ta không đơn giản là kể sự thật? Phải chăng chúng ta không dám cho chúng đối diện với thế giới khắc nghiệt ấy? Hay là vì cái thế giới thực ấy chẳng có gì hay ho để là một câu chuyện cho chúng ta kể?

Hay nhìn một cách tích cực hơn, đó có thể là vì chúng ta vẫn tin rằng thế giới ấy vẫn tồn tại, rằng cuộc sống vẫn còn đó những điều kỳ diệu & rằng người ta vẫn có thể thành công & hạnh phúc nếu vẫn áp dụng những nguyên tắc hay ho. Bởi vì thật ra trong thế giới thực này, chúng ta vẫn thấy 1 số ít người làm được chuyện đó.

Phải chăng chúng ta vẫn đang hy vọng khi kể chuyện cổ tích?

Ở một khía cạnh nào đấy, tôi nghĩ rằng quá trình trưởng thành cũng chính là quá trình tha hóa. Mỗi ngày chúng ta càng lớn hơn và càng trở nên xấu xa hơn. Những ý tưởng tốt đẹp mà chúng ta được biết khi còn nhỏ dần dần xa rời chúng ta. Và có thể nói, thế giới này bao gồm những kẻ xấu xa thành công, những kẻ xấu xa thất bại, những kẻ xấu xa tầm thường (chiếm đa số), những kẻ tốt đẹp khờ khạo bị thua thiệt và những kẻ tốt đẹp thành công (rất ít).

Chúng ta ngày càng lớn hơn và ngày càng thấy thế giới này chẳng có gì hay ho.

Tôi thì thích những kẻ tốt đẹp thành công bởi vì đó là những kẻ duy nhất sống ở thiên đường. Bởi đó có lẽ là cách duy nhất để sống trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi. Khi đã là một kẻ xấu xa thì có thành công hay không có lẽ họ cũng chẳng hạnh phúc mấy. Làm một kẻ tốt đẹp nhưng khờ khạo thì càng không phải là một ý tưởng hấp dẫn.

Thế nhưng, thích là một chuyện, làm lại là chuyện khác. Làm một kẻ tốt đẹp thành công chẳng hề là một con đường giản đơn và có rất ít người đi hết con đường đó.

ANYWAY (btv: dù sao thì). Khi bắt đầu học tiếng Anh, tôi chẳng ngờ từ ANYWAY lại là một trong những từ tôi thích nhất trong tiếng Anh. Có thể tôi sẽ không thể đi hết con đường đó. Anyway, đi được 99% đã là thiên đường rồi.

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

8 BÌNH LUẬN

  1. Bạn ko hiểu được vấn đề rồi !
    Cách duy nhất để trẻ em có thể đối diện với cuộc đời khắc nghiệt và nhiều cái xấu là phải chuẩn bị tính lương thiện trong tầm hồn trẻ bằng cách kể chuyện cổ tích.Một đứa trẻ ko có tính lương thiện trong trẻo làm sức đề kháng thì dễ dàng vấp ngã và lún sâu vào cái xấu,cái ác của đời.
    Nếu cổ tích ko có giá trị gì thì nhân loại ko ngu gì mà làm hoài một chuyện mà bạn đang nghĩ là vô ích đâu.
    Hầu hết những nhân vật gây tội ác khủng khiếp đều ko được kể chuyện cổ tích từ nhỏ đó bạn.Hitle bị rối loạn tính cách từ bé vì là đứa con rơi ngoài giá thú,còn Stalin thì sống trong một tuổi thơ bị cha đánh đập thường xuyên.

    Bạn có con chưa ? Nếu có con,bạn có kể chuyện cổ tích cho nó nghe ko ? Hãy suy nghĩ thêm nhé !

  2. tuổi thơ là tuổi của mơ mộng mà, hãy để chúng tưởng tượng khi còn có thể, đừng làm chúng thất vọng khi biết sau này mình không thể bay đc như siêu nhân
    lạc quan và vui vẻ là cái cần có của 1 đứa nhóc ko phải những chiêm nghiệm của ông già

  3. Cuộc đời là những trải nghiệm và mình đã đi qua rồi. Vậy nên không muốn những đứa trẻ đã bị vùi sâu tư tưởng bởi cuộc sống khắc nghiệt này.

    Hãy để cho những tâm hồn trong trẻo và sức tưởng tưởng của những đứa trẻ đó được phát triển. Và khi chúng vấp phải hoặc sẽ vấp ngã thì chúng sẽ trưởng thành hơn nhiều.

    Thực tế, vẫn mong muốn chúng được trải nghiệm để làm nên màu sắc của cuộc đời

  4. tôi nghĩ kể chuyện cổ tích là để giữ niềm đam mê khám phá sáng tạo của trẻ em không bị tắt trước khi bước vào đời thôi.
    vẫn chưa hiểu hết được nhưng lần tôi xem Những đứa trẻ to xác 2 thấy bà mẹ làm thất vọng đứa con khi cho nó biết không có tiên răng. Chả hiểu được. Bất kể phim nào của nước ngoài đều vậy. Đứa con luôn không được biết đến những cái xấu vì cha mẹ luôn che đậy chúng bằng mọi giá có thể.

Trả lời Duy Lập Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI