15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Triết Học Đường Phố đã thay đổi nhận thức của tôi như thế nào?

Photo: Sakarya Gazetesi | Bölgesel Gazete

 

Tại sao mình yêu thích và vào Triết Học Đường Phố hằng ngày?

Mình thích bức ảnh chú chuột này từng được đăng trên fanpage Triết Học Đường Phố bởi mình có cảm giác được dìu dắt từ thế hệ đi trước. Fanpage mình trước đây toàn đăng quotes. Và mới chuyển hướng hoàn toàn thành 90% là bài dài vào đầu năm 2014 (mặc cho văn hóa thức ăn nhanh – thích đọc status ngắn trên facebook). Vì mình tin một điều mà THĐP tin:

“Một phần lớn thế hệ trẻ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang “nhồi sọ” người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết” gọi là “giật tít” để kiếm tiền dựa trên sự thiếu hiểu biết của người khác. Không phải ngẫu nhiên đâu, về cơ bản báo chí họ hiểu con người chúng ta là những thành phần lười, mà thông tin của họ có quá nhiều nên phải dùng cách đó để lôi kéo lượng độc giả. Cũng không thể trách họ được, họ có quyền lựa chọn thông tin mang lại tiền cho họ trong vô số các thông tin. Chính chúng ta chứ không ai khác vừa là người gây ra, vừa là nạn nhân của vấn đề này.”

– Ngựa Hoang, Tủ rượu của người Việt vs. Tủ sách người Do Thái

“Ai có thể phủ nhận đó không phải là hậu quả của việc lười đọc sách và học hỏi? Hầu như trong mỗi người bình thường chúng ta cứ nhìn vào một quyển sách dày hay một bài viết chi chít chữ là đã ngán ngẩm không muốn cầm lên đọc tiếp rồi. Không biết nó hay hay dở, chỉ cần thấy nó dài là đã chán rồi.”

– Nguyễn Hương,  Người Việt ít đọc sách

“Chúng ta ưa đọc trích dẫn (quotes) hơn đọc toàn bài. Giống như món mì ăn liền, đã được người khác chế biến và dọn dẹp cho sạch sẽ, chỉ việc đổ nước vào và bê lên ăn. Đọc trích dẫn cũng vậy. Cũng được người khác tổng hợp, tìm kiếm và đưa lên cho. Không thể phủ nhận về ích lợi của quotes. Nhưng điểm bất lợi của việc chỉ đọc trích dẫn mà không tìm hiểu chi tiết cũng giống như chỉ hiểu cái chung mà bỏ qua cái riêng. Những cái hay của tác phẩm đôi khi không phải ở cái chung mà chính là cái diễn giải ý chung đó.”

– Đời Thừa, Về sự mất tập trung và thói quen ngại đọc dài

Và một lý do khác dẫn dắt mình vào Triết Học Đường Phố hằng ngày

Mình quyết tâm học hỏi và mang về điểm khác biệt đó từ đàn anh Triết Học Đường Phố về fanpage Awake Your Power. Cũng như THĐP, mình tin rằng chắc chắn bài viết dài sẽ mang lại nhiều hơn giá trị cho người đọc.

Và từ đầu năm 2014, 80% các bài viết trên fanpage đã là các bài dài và mang đến những giá trị thiết thực nhất cho fans. Vì mình cũng tin là: Lời khuyên để thành công nằm trong một câu quotes ư? Không có chuyện đó đâu.

Kết quả mang lại thật đáng kinh ngạc: Sau 4 tháng thì số lượng fans mới của fanpage mình gấp 2.5 lần số lượng fans góp nhặt trong suốt 4 năm (từ con số 17.063 lên đến 40.525).

Lý do có sự tăng fans đột biến như vậy là bởi vì hầu hết các bài viết dài này đều có tỉ lệ share/like lớn hơn 60%. Có bài share còn nhiều hơn like nữa. Thời gian đầu thì rất là chật vật vì dài dai dở, chẳng ai muốn đọc (fans quen với quotes rồi).

Khi viết chưa tốt thì mình thường hay đi góp nhặt ý tưởng cho bài viết trang mình, và trang web mình vào nhiều nhất là Triêt Học Đường Phố, thậm chí có 1 bài viết mà mình tổng hợp lại từ 2-3 bài viết trên THĐP để đăng về website của mình. Điển hình là bài viết vừa nêu trên. Nhiều khi cảm thấy bối rối và khó nghĩ: “Lỡ bên THĐP vào và thấy bài đăng của mình không ghi rõ nguồn thì sao?” Bài viết 3 phần thì tới 2 phần góp nhặt, 1 phần tự viết?” Rồi khi fans chia sẻ: “Cảm thấy web mình chưa chuyên nghiệp. Ít ra cũng ghi sưu tầm chứ.” Lúc đó mình cũng lơ, chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc ghi rõ nguồn trích dẫn.

Triết Học Đường Phố đã thức tỉnh tư duy của một người viết thiếu chuyên nghiệp ở mình như thế nào?

Nhận thức của mình về việc “sưu tầm” mới hoàn toàn thay đổi gần đây sau khi đọc bài viết của bạn Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo.

Bài viết thực sự thức tỉnh nhận thức của 1 người viết thiếu chuyên nghiệp. Bạn Nhất Bảo đã chia sẻ: (1) “Sưu tầm” là ăn cướp (2) “Dường như những người đó xem việc ghi tên tác giả là một cái gì đó làm giảm giá trị con người họ?! Trong khi sự thật hoàn toàn ngược lại mà họ không hay!” Và kết lại bài viết là: “Tôi không quan tâm chuyện người ta ăn cắp ý tưởng của tôi… Điều tôi quan tâm là họ không có nổi ý tưởng của riêng họ.”

“Bạn nên ghi tên tác giả vào từng chương một, thậm chí là từng trang một trong tác phẩm của bạn, vì những người copy thường cắt tên tác giả ra, nếu bạn chỉ ghi ở đầu tác phẩm là mất trắng đấy!” – Nguyễn Huỳnh Nhất Bảo

Từ đó mình cảm thấy rất thích sự chuyên nghiệp của các admin ở đây. Chia sẻ thêm một chút mình là đồng tác giả của bài viết “5 điều khiến bạn đánh mất thời sinh viên tuyệt vời“.

 

Mình nghĩ là đã tham gia viết bài trong môi trường viết bài chuyên nghiệp như Triết Học Đường Phố thì có một số nguyên tắc mình cần tuân theo. Và mình rất xin lỗi admin và bạn đọc vì bài viết này chưa đạt được 2 nguyên tắc sau: 1. Đặt nguồn trích dẫn và 2. Một bài viết mới hoàn toàn.

1. Sáng nay mình viết mà chưa hoàn thành kỹ, còn một chỗ cần để vào trích dẫn tên tác giả: “Trên thế giới có hơn 7 tỷ người, những người có suy nghĩ tích cực và ý chí phấn đấu cố gắng sẽ xếp hàng đầu tiên và nhận được cơ hội để phát triển. Hãy hỏi mình rằng hôm nay mình đã làm được gì để khác với mình hôm qua, khác với những người xung quanh, để nhận được những thứ khác mà người khác mơ ước nhé.”

Vào lúc 2 giờ khuya lên xem bài viết đầu tiên của mình trên THĐP “150 km ý chí” được đăng chưa thì bất ngờ khi nhìn thấy bài thứ 2 lên fanpage like share rần rần rồi…

2. Điều thứ hai đây  không phải bài viết mới hoàn toàn. Bài viết được viết từ ngày 12/03/2013. Khi mới viết mình list ra tới 12 điều, sau đó cùng đứa em qua nhiều lần chỉnh sửa lại và cô đọng lại còn 8 điều và bây giờ là 5 điều. Bài viết trước đó cũng đã được đăng trên fanpage của 2 anh em quản lý và khá nhiều người ủng hộ  (bây giờ hơn 2368 shares rồi).

Sau này khi thực sự viết ra từ trải nghiệm của bản thân và tự một mình mình viết, tự mình lên ý tưởng thì lúc đó mình mới có quyền tự hào để tên mình là tác giả của bài viết, giống như bài viết 150km ý chí được đăng hôm qua.  Dù không nhiều like nhưng mình không cảm thấy bứt rứt. Còn bài viết này không hoàn toàn của chỉ một mình mình, 4573 likes và 2368 shares ở bài gốc nhưng đó là nhờ góp nhặt ý tưởng để viết.

Mình nghĩ đã tham gia vào môi trường viết bài chuyên nghiệp của các ngòi bút tự do ở THĐP thì phải theo những nguyên tắc của THĐP.

Chúc Triết Học Đường Phố ngày càng phát triển và giữ vững sự chuyên nghiệp. Tóm lại nãy giờ tất cả những gì minh muốn chia sẻ rút lại là: Mình muốn làm theo những nguyên tắc chuyên nghiệp của THĐP.

Và mình thích Triết Học Đường Phố về việc bảo về quyền tác giả, nên mình không muốn bài viết này ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp đó, mình yêu Triết Học Đường Phố vì cái cách THĐP thay đổi nhận thức của mình, không chỉ ở riêng vấn đề “sưu tầm”.

 

Tolamon

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI