27.1 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm”

Photo: Petrotimes

 

 

Hôm qua (10/04), nhiều báo mạng – trang tin điện tử đã lần lượt đăng tải – dẫn lại thông tin về việc một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tuân (SN 1980) vào khoảng 9:30 sáng tại TP Huế đã dũng cảm nhảy xuống sông cứu lấy một phụ nữ có ý định tự sát, đang vùng vẫy giữa dòng nước.

Không thống nhất về thông tin, thiếu chính xác về sự việc

Theo nhiều nguồn tin thì khoảng 20 phút sau, khi đã cứu thành công người phụ nữ, anh Tuân quay trở lên thành cầu thì rất bất ngờ khi toàn bộ quần áo, ví tiền và giấy tờ tư trang của anh đều bị “bốc hơi” theo người đàn ông mà anh Tuân đã nhờ trông hộ (?). Theo một nguồn khác anh Tuân chỉ bị mất ví, trong đó có 200 nghìn đồng, giấy đăng kí xe máy và chứng minh nhân dân, ngoài ra thì những vật dụng khác như: áo quần, điện thoại, xe máy thì vẫn còn (?). Và một nguồn khác thì anh Tuân bị kẻ gian lợi dụng lấy hết quần áo, tiền bạc trong ví và cả chiếc xe máy của mình (?).


Anh Nguyễn Văn Tuân sau khi nhảy xuống sông cứu người, hình ảnh được cho là bị mất sạch tài sản – Ảnh Petrotimes

Sự thật việc anh Tuân bị cuỗm hết tất cả tài sản

“Anh Tuân cho biết anh không bị mất gì cả, không biết các báo lấy thông tin ở đâu để đưa tin như thế.” – ThanhNienOnline.

Nguyên văn trên được chính anh Tuân xác nhận với PV báo ThanhNienOnline trong buổi tiếp xúc với công an TP Huế và nhận thư khen cùng tiền thưởng “nóng” từ thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP Huế.

Thưởng nóng người bán rong dũng cảm lao xuống sông Hương cứu người
Anh Tuân được Công an TP.Huế mời đến khen thưởng – Ảnh: Trần Hồng (ThanhNien)

Phóng viên “hớt váng” thông tin, bóp méo sự thật bồi thêm hiệu ứng người Việt xấu xí

Hành động cứu người chẳng nề hà hiểm nguy của bản thân từ trước đến nay vốn không phải là hiếm, ngoài việc làm ơn vốn chẳng mong được đáp đền xuất phát từ tinh thần tương thân hào hiệp rất đáng hoan nghênh của người Việt Nam. Tuy nhiên trước sự không thống nhất từ những nguồn tin khác nhau và sự “chụp giật, hớt váng” thông tin lẫn nhau và tác động bởi những chỉ tiêu rất đặc thù của báo mạng, đơn cử ở đây là lượt view chẳng hạn đã khiến cho một số cá nhân được gọi là phóng viên đã chẳng ngần ngại bóp méo, “hớt váng” thông tin, vô hoặc cố tình làm sai lệch sự thật để thỏa mãn thị hiếu cho số đông người đọc.

Cụ thể vấn đề được nhắc đến ở đây  là sự “giật gân hóa”, khai thác không thật chi tiết và triệt để đến cùng thông tin để rồi đem đến cho người đọc một cái nhìn xấu xí, lệch lạc, tạo nên hiệu ứng phẫn nộ, căm giận và mất lòng tin vào một xã hội với lắm kẻ vô cảm, cơ hội đến đớn hèn trước một hiện tượng mà lẽ ra nếu tìm hiểu cụ thể, xác thực và đăng tải đúng bản chất của nó là “gương người tốt việc tốt” thì ắt hẳn sẽ chẳng ai buồn quan tâm, mấy ai buồn click chuột.

Cần vực dậy niềm tin trong xã hội

Đề cập đến sự vô cảm của xã hội hiện tại, khi con người không chỉ chưa hết dè dặt lẫn nhau mà còn bỏ qua bao liêm sỉ của bản thân, gạt qua bao bĩ cực, tuyệt vọng của kẻ gặp nạn để hùa nhau vào hôi của như thể đấy là của mẹ thiên nhiên đang vào mùa khai thác như truyền thông đã đưa thời gian qua. Sở dĩ tôi nhắc đến việc “hôi của” trong chủ đề này là vì cạnh từ “hôi của” truyền thông còn xuất hiện cụm “không ai hôi của” như một hiện tượng xã hội đặc biệt và lạ lẫm lắm lắm, mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với đạo luân thường đạo lý mà ngay cả trẻ con cũng được giáo dục từ rất sớm, rất sớm.

Trong lúc người đọc ngày càng bị bủa vây bởi nào những cướp, giết, hiếp, lừa đảo, hôi của, trộm cắp… nhan nhản và phủ lấp hết màn hình, khiến cho không ít người dần lung lay và mất đi niềm tin vào một xã hội đầy rẫy hiểm nguy, lừa lọc, vô cảm và bất lực… thậm chí đến việc làm người tốt cũng khó, cũng khiến phải suy nghĩ lại, phải dè dặt cân nhắc (như tin về vụ “Mất đồ sau khi cứu người” vừa rồi là một ví dụ).

Về việc vực dậy niềm tin trong xã hội, tôi xin được phép dẫn một ví dụ đã được nhiều nguồn đăng tải như sau:  “Cảm động” chuyện tên cướp bị bắt vì sợ tông cụ già bán vé số, nội dung của câu chuyện là việc một tên cướp chấp nhận bị bắt để tránh tông phải cụ già bán vé số do một người dùng mạng xã hội kể lại.

Trên Facebook cá nhân .
Câu chuyện do người dùng kể lại trên Facebook cá nhân – Ảnh XaLuan

Đương nhiên là tôi không tin vào câu chuyện này vì nhiều yếu tố như: tính xác thực của thông tin, nhân chứng tại hiện trường, độ uy tín của người chia sẻ… Nhưng qua quan sát tôi biết có nhiều người vẫn tin và không tiếc công share đi câu chuyện đầy tính nhân văn này vì dẫu ít dẫu nhiều nó cũng làm tốt phần nào đó chức năng truyền tải đi thông điệp về tình người, về lòng trắc ẩn giúp cuộc sống thêm phần tốt đẹp.

Về vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là “kẻ trộm”

Một lần nữa phải nhắc lại rằng người Việt hiện đại ngày càng mất niềm tin vào xã hội, vào con người, luôn dè dặt lẫn nhau, thậm chí đến việc thực hiện một việc tốt đáng hoan nghênh và ủng hộ cũng phải suy nghĩ lại và cân nhắc thiệt hơn.

Mà cụ thể trong chủ đề này (vụ mất đồ sau khi cứu người) chính phóng viên là người đã cướp đi lòng tin, lý tưởng sống tốt đẹp, cướp đi tinh thần tương thân, trượng nghĩa của không ít người Việt Nam. Để thay vào đó là một ví dụ xuyên tạc, thiếu chính xác méo mó, xấu xí về hình ảnh con người Việt Nam vô cảm, cơ hội, đớn hèn trong mọi hoàn cảnh. Còn người tốt không tiếc thân mình, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng tính mạng thì phải bấm bụng ôm phần thiệt về bản thân khi không biết đặt niềm tin vào đâu để có thể chuyên tâm làm việc tốt?

 

Trương Đức Phương

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

42 BÌNH LUẬN

  1. Haha… những bạn đọc kỹ xong và ngẫm nghĩ thì a Phương không viết sai mà ẩn dụ thôi. Cái sai là các bạn tự hiểu quá nhanh mà không ngẫm nghĩ, quan sát ý thức chính mình rồi lại đi gán mác người ta là giật tít.

      • Về bản chất mình có thể đưa ra một số ý kiến như sau:Triết học đường phố là nơi mọi người thể hiện cái nhìn, quan điểm cá nhân, kinh nghiệm sống, lối sống, suy nghĩ … của cá nhân về một vấn đề nào đó của bản thân gặp phải, của xã hội đang tồn tại và đưa nó dần định hình thành suy nghĩ hay tuyên chỉ cho lối sống bản thân và của đại bộ phận một quần thể đang sinh hoạt dưới cái môi trường gọi là “đường phố”. Những thứ không có trong sách vở nhà trường, không dạy trong bất kì môi trường học tập nào ngoài việc va vấp và nhìn nhận từ bản thân khi ở trong xã hội. Bài viết của bạn về mặt đưa thông tin thì mình không có ý kiến gì. Sự khác nhau đó là khi mà ai cũng biết bây giờ có hàng trăm, ngàn tờ báo lá cải bóp méo sự thật để câu view, thì bài viết của bạn cũng chỉ diễn tả như một thông tin rất dỗi bình thường của các mặt báo được đưa ra là “hiện nay nhân cách của các nhà báo lá cải đang xuống cấp”. Bạn đang đưa ra một thông tin mà mình nghĩ là hầu như ai cũng có thể biết đó là nhiều bài báo bóp méo sự thật, phóng viên bóp méo sự thật để câu view. Thú thật, mình nghĩ nó không hơn một thông tin đơn thuần mình có thể đọc trên bất kì trang báo mạng nào khác. Nó chẳng có tí gì gọi là triết lí và suy nghĩ, quan điểm của bản thân được đưa ra dưới một hiện tượng đường phố là “báo lá cải sai thông tin ” cả. Xin lỗi cho mình nói thẳng nhưng thực chất nó đang là như vậy. Thế nên, nếu website nào cũng toàn thông tin kiểu như bào báo bạn đưa ra thì mình nghĩ nên đổi nó thành “chuyện lề phố” hay một gì đó tương tự…. Bạn biết đấy…không phải mình đang comment thiếu nghiêm túc mà rất nhiều người đọc bài của bạn đều đang nghĩ vậy. Mình hi vọng bạn có cái nhìn sâu sắc hơn cho các bài tiếp theo. Cám ơn!

        • Ở bài viết này nếu bạn đơn thuần chỉ nghĩ rằng đang muốn nói đến việc bóp méo sự thật thì hẳn là bạn không hiểu hết tất cả quan điểm của mình trong bài viết trên.
          Bởi vậy nên thôi, bạn nghĩ – hiểu – nhìn nhận đến đâu là việc của bạn, mình chẳng muốn tranh luận nữa!

  2. thú thực là tôi cũng chẳng định đọc bài viết này nếu ko có cái tiêu đề gây ấn tượng kia. Tác giả đưa ra vế đầu “vụ mất đồ sau khi cứu người”, tất nhiên ng ta sẽ quan tâm ai là kẻ trộm đồ? thế mà vế sau “chính phóng viên là kẻ trộm” chẳng khác nào bảo phóng viên là kẻ trộm cái đồ bị mất kia, ai mà ko đọc bài viết chắc cũng chẳng nghĩ ra nổi thứ bị mất là lòng tin, lý tưởng… gì gì đó

    • Trong bài viết này mình không hề đề cập đến việc giật tit câu view, mà mình nêu rõ nội dung của vụ “cứu người – mất đồ” là thiếu chính xác, bị méo mó, tạo dư luận xấu, đem đến những cái nhìn, những quan điểm rất tiêu cực trước một sự việc đáng lý phải được hoan nghên, ủng hộ!

  3. Mình và bạn mình cho rằng nếu từ “kẻ trộm” ở tiêu đề được đặt trong dấu ngoặc kép thì sẽ tránh được hiểu lầm cho người đọc hơn, vì nó có thể khiến người ta nghĩ phóng viên đã ăn trộm thật. và khi nghĩ như thế thì tiêu đề đã gợi nhớ đến các bài báo giật gân câu khách khác…

  4. Hành động cứu người chẳng nề hà hiểm nguy của bản thân từ trước đến nay vốn không phải là hiếm, ngoài việc làm ơn vốn chẳng mong được đáp đền xuất phát từ tinh thần tương thân hào hiệp rất đáng hoan nghênh của người Việt Nam.

    Đề nghị edit thành:

    Hành động cứu người chẳng nề hà hiểm nguy của bản thân từ trước đến nay vốn không phải là hiếm, ngoài việc làm ơn vốn chẳng mong được đáp đền xuất phát từ tinh thần tương thân hào hiệp rất đáng hoan nghênh của MỘT SỐ ÍT người Việt Nam.

      • sự thật nó là như vậy. Tôi đã từng trải qua cảm giác tủi nhục lúc tôi gặp nạn nhưng bị từ chối khi yêu cầu sự giúp đỡ.
        Lo thân mình trước vẫn hơn

        • Một xã hội hiện đại, phát triển nhưng lại tỉ lệ nghịch với tình người, sự thờ ơ và dè dặt bị đẩy lên cao độ.
          Về căn bản không phải không muốn giúp mà là không dám giúp, không dám can thiệp bởi cái xấu cái ác ngày càng bành trướng trước sự bất lực, dè dặt của xã hội.
          Điều này rõ ràng là đáng báo động, đáng lên án và cần phải vực dậy được niềm tin trong xã hội, tin vào cái hay cái đẹp, cái chân thiện mỹ, luân thường đạo lý thôi, nhưng chính những pv được đề cập đến trong bài đã cướp đi những lý tưởng sống tốt đẹp cần có cho con người chỉ vì những con số đến từ lượt view, traffic và đồng tiền!

Trả lời Trương Đức Phương Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI