20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

3 cách để việc đọc được hiệu quả hơn

*Photo: Pisfor Paper

 

Trong bài viết trước tôi đã nêu ra những lý do tại sao chúng ta học nhiều nhưng không hiệu quả. Bên cạnh việc học, tôi còn nhận thấy một vấn đề muôn thuở của tất cả mọi người nói chung và các bạn sinh viên nói riêng là đọc không hiệu quả. Bạn tôi luôn phàn nàn với tôi rằng tại sao mình đọc xong một quyển sách và chẳng nhớ gì trong đó cả. Tất nhiên ai cũng biết tập trung là yếu tố tiên quyết, nhưng bên cạnh đó, tôi xin chia sẻ một số bí quyết như sau:

Thứ nhất, hãy comment:

Lĩnh vực yêu thích của tôi là marketing, và tôi thường xuyên đọc các báo về marketing, thương hiệu như brandsvietnam, digitalk, marketervietnam… Mặc dầu biết nhiều trang báo như vậy, nhưng mỗi ngày tôi đọc rất ít, chỉ tầm ba bài trở lại, nhưng thời gian đọc mỗi bài của tôi lại rất nhiều, bởi đơn giản sau khi đọc xong tôi lại comment. Comment ở đây không phải chỉ đơn giản như kiểu đọc xong một tin giật gân rồi chỉ đơn giản buông một câu: “Thằng này đẹp thế, con này xấu thật” hay kiểu thần tượng “Các oppa cố lên nhé, em tin tưởng ở các oppa”… Mà đây là nhận xét về bài viết, rồi nêu lên quan điểm của mình.

Để làm được điều đó mọi người phải hiểu kĩ bài viết, có khi phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Thậm chí sau khi đọc một bài để comment được tôi lại phải đi đọc những bài khác để hiểu những thuật ngữ chuyên môn trong đó, nhưng đảm bảo bạn hiểu sâu và nhớ lâu, với những bạn nhanh nhạy đôi khi lại học hỏi được phong cách viết hay của tác giả cũng nên. Đặc biệt điều này lại càng tốt cho các bạn khi đọc báo ngoại ngữ, vì nhân tiện nó rèn khả năng viết tiếng anh. Vì vậy khi quan tâm đến một lĩnh vực gì và đọc bài báo đó, đừng ngần ngại comment các bạn nhé. Bản thân các tác giả bài viết cũng rất hoan nghênh điều này mà.

Thứ hai: Giấy bút là những vật dụng không thể thiếu:

Phải thú thật với tất cả các bạn là tôi có kha khá sổ. Chỉ riêng để phục vụ cho việc đọc sách báo tôi đã có những ba quyển. Quyển thứ nhất là để ghi lại những bài viết, đoạn viết hay trên báo, trong sách. Không như đa số những người khác, tôi không khuyến khích các bạn ghi chú ngay trong sách, lý do tùy các bạn hiểu là để giữ gìn sách hay gì gì đó… Mà bây giờ đọc sách ebook nhiều thì việc ghi chú cũng gặp khó khăn. Thi thoảng đọc lại những phần mình ghi chép lại ấy, đơn giản lấy thêm kiến thức, hoặc lấy ý tưởng viết bài thì càng tốt (nếu như các bạn THỰC SỰ MUỐN viết). Và hãy nhớ là sau mỗi phần hoặc chương các bạn nhớ ghi lên ý kiến của mình trong sổ như một kiểu comment mà tôi đã nói phía trên nhé.

Quyển thứ hai là để ghi các thuật ngữ, khái niệm và giải thích (cả tiếng anh và tiếng việt). Tôi lại lấy ví dụ ở lĩnh vực marketing nhé. Chỉ riêng về customer đã có không ít thuật ngữ như customer equity, customer lifetime value, customer driven strategy… Nhất là nếu các bạn đọc sách báo tiếng anh thì còn gặp nhiều thuật ngữ khó hiểu nữa. Khi viết ra rồi nếu gặp lại lần nữa mà các bạn không hiểu thì có thể mở sổ ra tra, rất nhanh và tiện lợi trong trường hợp không có mạng. Quyển thứ ba là để ghi lại các câu hỏi còn thắc mắc, những quan điểm chưa đồng tình khi mình đọc sách báo và những ý tưởng mà mình chợt nghĩ ra. Đánh số thứ tự sau mỗi lần viết ấy và chừa lại một khoảng trống (bao nhiêu tùy bạn) để sau này lỡ đọc đâu đó tìm thấy câu trả lời hay mình tự nghĩ ra cái concept cho ý tưởng thì ghi ngay sau nó.

Thứ ba: Đừng ngại viết và thể hiện những quan điểm:

Nếu bạn có năng khiếu hay sở thích viết bài thì ba quyển sổ trên sẽ thực sự rất hữu ích cho bạn đấy. Từ chúng và cả trong cuộc sống bạn sẽ tìm thấy ý hay cho bài viết của mình. Nếu không thì cũng chẳng sao. Sinh viên chúng mình ai chẳng thích “chém gió”. Các bạn cứ vào mấy cái blog của những người nổi tiếng hay lên các forum, diễn đàn về lĩnh vực chuyên môn của bạn để comment, trả lời các câu hỏi hay nêu lên những thắc mắc của bạn.

Nếu bạn không có sẵn kiến thức trong đầu, bạn có thể trả lời bằng những gì đã ghi chép lại trong sổ, tất nhiên phải chú thích, đại loại như: tớ đọc được ở báo này là, theo ý kiến của ông này bà nọ… chứ đừng nhận vơ của mình là được. Không ai bảo bạn “đạo” đâu, người ta sẽ cảm ơn bạn vì đã nhận được những câu trả lời hay. Và cứ mỗi lần chia sẻ như vậy, bạn lại nhớ lâu hơn. Hơn nữa, bạn lại còn mở rộng mối quan hệ và có thêm nhiều bạn bè cùng cạ nữa. Đúng là tiện cả mấy đường.

Đây là bài chia sẻ nhỏ của tôi. Thực ra tôi biết nó cũng không mới lạ gì nhưng chắc nhiều bạn chưa biết nên cũng xin viết ra. Những phương pháp này có nhược điểm là đòi hỏi bạn rất nhiều thời gian để hoàn thành một bài báo và nhất là một quyển sách, bạn phải thật kiên trì đấy nhé! Gumilepxki đã từng nói: “Với một số người, sách giúp cho cuộc sống đầy đặn, với một số người khác, sách chỉ để chất đầy các giá sách mà thôi.” Chúc sách trên giá của các bạn không chỉ đầy mà những trang sách còn làm cuộc sống của bạn đầy đặn hơn.

 

Lê Hoài Thương

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

48 BÌNH LUẬN

  1. trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, chúng ta cần phải đọc rất nhiều để cập nhật kiến thức một cách liên tục. Cách đọc như bạn nói nó có một nhược điểm quá lớn đó là tốc độ để đọc tài liệu rất chậm, không thể bắt kịp tốc độ ra đời của thông tin.

  2. Cảm ơn chị về bài viết ạ. Bây giờ em đã hình dung sơ sơ những điều mình cần làm rồi nhưng cũng muốn nhờ chị giúp cho em thêm một chút.
    Ví dụ như mỗi lần gặp một từ lạ trong bài báo tiếng Anh em phải tra từ và việc viết nghĩa của từ vào sổ em có cần phải viết hết mọi thông tin của từ đó không ạ, nếu như vậy thì rất oải hic. Em cũng có ghi chép lại hết những từ đã học những câu ví dụ xong rồi sang hôm sau lại không nhớ gì cả. Có cách nào để nhớ dai hơn không chị nhỉ ?

    Ngẫm nghĩ thì cuối cùng em đã hiểu tại sao chị lại nhắc phải đánh số cho từng mục rồi hi. Em sẽ làm cái mục lục ở cuối quyển 1 áp dụng luôn cho quyển 2 và 3 hi.

    • Về ghi chép lại thì e có thể ghi tóm tắt theo nghĩa dễ hểu nhất thôi nhé. có thể tự tóm tắt cũng đc. về phần trí nhớ thì còn phụ thuộc niều yếu tố e ah, thôi coi như cày lâu lần sau gặp lại nhiều lần sẽ nhớ kiểu như “đẹp trai ko bằng chai mặt” ấy 🙂

  3. bài viết ngắn gọn nhưng hữu ích. Tuy vậy, phương pháp này chỉ dùng cho 1 số ngành học nhất đinh. mình học luật, do đó lượng kiến thức, sách báo cần đọc là rất nhiều, nếu áp dụng phương pháp này thì sẽ bị bỏ ngỏ, tức là đc 1 môn nhưng các môn khác. bạn có thể đưa ra 1 số phương pháp khác được không? thank

    • mình hiểu nhược điểm của những pp trên là rất tốn thời gian. bạn nên chọn lọc để đầu tư và đọc hơn nữa. còn về pp khác thì mình sẽ chia sẻ trong bài viết khác trong tjan sớm nhất nhé.

  4. bài viết rất hay, ý nghĩa
    chỉ có 1 nhược điểm nho nhỏ là phương pháp này làm người đọc phải cbi giấy, bút và ghi chép lại khi đọc (nhưng ko phải lúc nào ta cũng đọc khi có điều kiện đọc phù hợp với việc này)
    nhưng đc cái là sẽ nhớ lâu và hiểu sâu hơn 😀
    cảm ơn tác giả

  5. Từ trước tới giờ mình đọc sách rất thụ động, kiểu đọc sách và tin cả vào sách. Mình đọc sách theo kiểu phong trào, đọc lướt qua rồi bỏ đó. Sách báo đọc qua ngấm vào đầu rất ít. Lượng thông tin quý giá tích lũy lại không nhiều.
    Nhờ có bài viết của bạn mà mình đã hiểu được tại sao mình đọc lại không hiệu quả như vậy.

    . Cảm ơn bài viết ” không mới lạ gì ” của bạn . Chúc bạn thành công và có thêm nhiều chia sẻ hơn nữa,

    • Đọc sách, hay học hay bất kể nghe người khác nói chuyện, tiếp thu kiến thức, thông tin từ bất cứ nguồn nào – nếu tiếp thu một cách thụ động sẽ rất nguy hiểm. Luôn phải có một cái nhìn về sự tin cậy của nguồn tin, và một cái nhìn khác theo con mắt của bản thân, cũng như suy ngẫm vào trong thực tế liệu lí thuyết đó có hoàn toàn đúng. Đó là vài ý kiến của bản thân t.

  6. Cám ơn tác giả đã cho mình biết cách đọc sách hay. Kĩ năng đọc sách của mình vừa chậm lại vừa kém, cứ đọc xong là quên 😀
    Nhưng tác giả có thể gợi ý cho mình cách ghi chép được k? Vì có ghi chép xong r` mình lại quên ngay hoặc là không nhớ là đã ghi chép chưa, mà thậm chí mỗi lần tìm lại cũng k biết ở đâu nên đã có 1 thời gian ghi chép xong sau này lại bỏ 🙁

    • Về việc ghi chép, sau khi ghi chép một bài báo nào hoặc quyển sách nào đó, bạn có thể lập 1 file excel gồm các cột: tựa đề (báo, sách), tác giả, nguồn trích, trang trong số (tự đánh số trang)… để sau đó tra cho dễ và cũng dễ quản lí. và bên cạnh đó bạn cẩn thận chút là đc nhé. chúc bạn làm việc hiệu quả.

  7. Bài viết rất có ý nghĩa, mặc dù tiêu đề với nội dung không được ăn khớp với nhau là mấy. Điều tôi tâm đắc nhất trong bài viết là “đừng ngại thể hiện những quan điểm” của mình. Bởi
    – Thứ 1: Quá trình học là quá trình tích lũy kiến thức, phát triển lối tư duy.. Nếu người đọc không chịu nêu lên quan điểm tức người đó không cố gắng tư duy theo quan điểm cá nhân của họ, điều này sẽ làm mất giá trị bài viết và công sức người đọc
    – Thứ 2: Trên Internet có rất nhiều bài báo, cuốn sách, cho nên việc chọn lựa sách nào để đọc cũng vô cùng quan trọng, bởi bất cứ con người nào, cuốn sách nào, môi trường nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lối tư duy của các bạn. Cho nên “Hãy Chọn Những Cuốn Sách Hữu Ích”
    – Thứ 3: Thế nào là cuốn sách hữu ích? – Kích thích sự sáng tạo, kích thích não bộ phải suy nghĩ và phán đoán.. Hoặc các cuốn sách phát triển cá nhân, trau dồi kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ,…

  8. Cảm ơn tác giả về bài viết, ban đầu nhìn qua tiêu đề mình cứ nghĩ bài viết cũng giống như nhiều bài viết về cách đọc hiệu quả khác. Sau khi đọc xong mình mới thấy là không như mình nghĩ, mình được mở mang thêm nhiều điều. Mình rất thích phần bạn đưa ra về 3 cuốn sổ nên có.

  9. Trước tiên xin cám ơn tác giả của bài chia sẻ này, khi đọc title “để việc đọc được hiệu quả” thì tôi nghĩ rằng bài viết sẽ có thể nói về mục đích của việc đọc, cách đọc… Tuy nhiên qua bài viết thì tôi cũng có một cái nhìn khác về việc đọc. Tôi thường lên mạng lướt qua nhiều trang báo, xem vài tin tức quan tâm rồi nhiều khi vị hút bởi những cái title sock… tôi thích đọc báo kinh tế- đầu tư, nhưng vì có thể độ tuổi đang còn sôi máu của mình nên chưa biết cách tránh những cái mới, lạ nên thường bị cuốn hút bởi những điều đó. Nếu có đọc comment xin được chia sẻ thêm về cách làm thế nào mà bạn có thể tập trung đọc chỉ một vài bài báo? Thanks!

    • chào bạn! thi thoảng bạn cũng có thể đọc những tin tưc giải trí cũng đc nhưng tốt nhất đọc nhanh và ko comment để đỡ tốn thời gian. còn việc tập trung đọc vài bài báo là bởi mình xác định trước mục đích của mình khi đọc, chẳng hạn hôm nay mình muốn đọc về quan điểm, hôm khác đọc về kiến thức hay chuyên gia viết. với lại mình cũng chọn lựa title với tác giả mà mình cảm thấy hấp dẫn để đọc nữa. đọc đc it bài và comment cũng mất thời gian rồi nên mình dưng lại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI