20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Người Việt, người nước ngoài và hiện tượng Flappy Bird

*Photo: Ryan Soguilon

 

Nếu bạn truy cập vào trang Flappy Bird trên Play Store của Google những ngày này mới thấy rằng để tìm ra một đánh giá 2 sao của người dùng Việt dành cho tựa game này khó khăn đến nhường nào. Những gì bạn có thể thấy chỉ là những đánh giá 1 sao kèm theo những lời bình luận tục tĩu. Mặc dù thế tôi cũng không phủ nhận những đánh giá tích cực (và hơn hết là lịch sự) của một số nhỏ người dùng Việt, dù rằng nó cực hiếm, tôi phải khẳng định như thế.

Cũng Flappy Bird trên Play Store của Google nhưng phiên bản tiếng Anh, bạn sẽ thấy những đánh giá hoàn toàn khác. Như hầu hết mọi người chơi game này, họ cũng cảm thấy nó cực kì khó chơi, gây ức chế và nhiều lúc làm cho người ta muốn đập cái điện thoại đi. Sẽ có người đặt câu hỏi: “Vậy thì họ có gì khác người Việt chúng ta?”

Họ lịch sự và tôn trọng người bỏ công sức làm ra sản phẩm

Tất nhiên là cũng có dăm ba câu chửi thề thể hiện sự ức chế đối với game này, tuy nhiên sau cùng họ vẫn dành lời tán dương dành cho người tạo ra nó cũng như một vài điểm mà họ cho là nó thú vị. Và hơn hết là họ dành thường dành cho nó 4 hoặc 5 sao chứ không phải là 1. Nếu như việc bạn tìm kiếm một đánh giá trên 2 sao của người dùng Việt khó bao nhiêu thì việc bạn kiếm được một đánh giá 1 sao của người dùng ngước ngoài cũng không dễ dàng hơn là bao.

Tất nhiên là khi sử dụng bất kì một ứng dụng nào, bạn hoàn toàn có quyền đánh giá nó 5 sao nếu cảm thấy nó hữu dụng và 1 sao nếu thấy nó chẳng có gì hữu ích. Tôi không chắc là người dùng Việt đang quá ích kỉ và đầy lòng đố kị hay là những người dùng nước ngoài ngu ngốc đến mức đánh giá quá cao một game “vớ vẩn” như Flappy Bird.

Nếu lấy một game đình đám trên di động là Candy Crush có điểm đánh giá trung bình là 4.4 làm thước đo thì có thể thấy Flappy Bird với điểm trung bình 4.0 không phải là quá tệ, nếu không nói là quá tốt. Tôi vẫn luôn cho rằng trên thế giới có rất nhiều kẻ ngốc nghếch, nhưng tôi không tin là lại có quá nhiều kẻ ngốc đến như vậy.

Cách phản ứng trước khó khăn và khi đạt được một cái gì đó

Dạo quanh facebook tôi thấy nhiều người đăng status đại loại như: “Đ**, chơi hoài đéo qua được a,b,c điểm (thường là dưới 10), muốn đập mẹ cái điện thoại. Đã xóa game, mấy bạn nào chưa chơi thì đừng có chơi nha kẻo lại ức chế giống mình!” Tôi thấy nhiều người xóa game và chửi rủa người tạo ra nó đơn giản chỉ vì không qua được một mốc nào đó, thường là dưới 10.

Nếu đọc qua một số bình luận trên Play Store, Facebook hoặc Youtube bạn sẽ thấy cái cách mà người nước ngoài họ phản ứng hoàn toàn khác so với đại bộ phận người Việt. Họ rất ghét con chim trong Flappy Bird nhưng cũng rất hào hứng trước thử thách mà nó mang lại. Và họ cũng sẽ vô cùng phấn khích khi vượt qua được cột mốc nào đó, dù nó chỉ là 10, thậm chí là 5 hay 1.

Họ sẽ không ngần ngại chia sẻ với mọi người thành quả mà họ đạt được với niềm tự hào. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cảm thấy xấu hổ và kém cỏi chỉ vì không vượt qua được một cột mốc mà đáng lẽ ra chỉ cần kiên nhẫn và cố gắng hơn một chút là đã có thể vượt qua được.

Không thể phủ nhận may mắn là một trong những yếu tố giúp cho Flappy Bird có được thành công như bây giờ. Tuy nhiên tôi vẫn chẳng thể nghĩ ra được bất cứ lí do nào để có thể ghen ghét và đố kị với may mắn mà một người nào đó có được, đó là chưa kể đến việc anh ta đã cố gắng rất nhiều.

Điều quí giá nhất mà tôi nhận ra từ Flappy Bird đó là: Cách mà bạn phản ứng với những khó khăn trong game Flappy Bird cũng chính là cách mà bạn phản ứng với những khó khăn trong cuộc sống. Và không phải ai trong chúng ta cũng đủ dũng cảm và bản lĩnh để có thể đối mặt với nó.

Tôi sẽ bật mí một bí mật mà chắc là ai cũng biết: Dù cho bạn đăng status yêu hay ghét Flappy Bird, thì bạn cũng đang góp phần quảng bá cho nó. Tôi thay mặt Nguyễn Hà Đông cám ơn các bạn vì điều đó.

Và cuối cùng, Nguyễn Hà Đông, cám ơn vì đã tạo ra một trò chơi tuyệt vời như Flappy Bird.

 

 

Snowball

Bạn có thể đọc bình luận và đánh giá dành cho Flappy Bird của người dùng Việt tại đây và của người dùng nước ngoài tại đây.

 

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

7 BÌNH LUẬN

  1. Qua Flappy Bird. Mới thực sự thấy mình sợ là người Việt Nam 🙂
    Từng đọc qua 1 câu nói đại loại như là: dưới địa ngục có 1 chảo dầu lớn không cần nắp, vì trong đó toàn người Việt Nam. Mình không nhớ rõ lắm câu nói đó và cũng không tin rằng điều như vậy có thể xảy ra. Nhưng thực tại trước mắt thì đã rõ, toàn người Việt dìm người Việt

      • Mình tìm thấy câu đó rồi, nguyên văn:

        “Nếu mỗi quốc gia đều có một chiếc chảo dầu dưới âm phủ để cho những kẻ phạm tội bị thảy vào thì chắc chắn chảo dầu của người Việt Nam không cần đậy nắp. Đơn giản, nếu kẻ nào ngoi lên là ngay lập tức bị kéo xuống. Chỉ có những nước khác, người ta nâng đỡ nhau, tạo điều kiện để người kia leo lên khỏi chảo thì mới cần tới cái nắp để ngăn họ lại.”

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI