22.7 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Thế nào là “triết học đường phố”

Photo: J. J. Grandville, The Footbridge Between Worlds

 

Đường phố là nơi giành cho mọi người qua lại không phân biệt trai gái, già trẻ, sang hèn. Triết Học Đường Phố là nơi giành cho mọi người thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề của triết học.

Vậy triết học là gì?

Lịch sử triết học cũng chính là lịch sử của nhận thức con người. Mầm mống triết học đầu tiên ta phải kể đến đó chính là các truyền thuyết cổ xưa về thế giới. Mặc dù nó mang tính hoang đường nhưng đó chính là cơ sở đầu tiên cho sự phát triển của hệ tư tưởng con người. Không phải ngẫu nhiên mà con người có thể sáng tác ra các truyền thuyết đó. Trong quá trình lao động sản xuất con người phải đi vào tìm hiểu giới tự nhiên, do trình độ nhận thức lúc đó, con người không thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên.

Họ thấy thiên nhiên trước mắt đầy bí ẩn vì vậy họ cho rằng vạn vật trong thiên nhiên đều do một lực lượng thần bí sáng tạo nên. Đây chính là quan niệm đầu tiên về thế giới. Mặc dù quan niệm ấy không phản ánh đúmg bản chất của thế giới, nhưng vai trò quan trọng của các truyền thuyết ấy là nó đã đưa ra một đối tượng nhận thức cho con người đó là giới tự nhiên.

Từ những quan niệm duy tâm về thế giới ấy, qua quá trình đấu tranh với thiên nhiên, quá trình lao động sản xuất lâu dài, qua sự thất bại và thành công con người ngày càng hiểu biết được thế giới xung quanh mình. Sự thành công trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên đã hình thành nên quan niệm mới về thế giới. quan niệm mới về thế giới cho rằng vạn vật trong tự nhiên tồn tại khách quan không do một lực lượng thần bí nào sinh ra mà do một số chất cụ thể nào đó sinh ra. một số nhà triết học cho lửa là cơ sở vật chất cấu tạo nên vạn vật thiên nhiên, có người cho rằng vạn vật được sinh ra là do nước, không khí tạo nên..v..v

Từ những quan niệm chung về thế giới mà các học thuyết triết học đưa ra, con người đi vào giải thích những vấn đề cụ thể hơn về thế giới như: Nguồn gốc thức vật, động vật, con người  hoặc những tri thức về thiên văn, vật lý, hóa học ..v..v toàn bộ những tri thức đó ban đầu nó chưa được nêu thành các môn khoa học chuyên môn, nó chỉ là những dự đoán dự kiến trong các tác phẩm triết học, về sau những tri thức ấy được con người đi sâu vào nghiên cứu, do vậy đã hình thành nên các bộ môn khoa học riêng rẽ.

Các bộ môn khoa học chuyên môn ra đời đã trở thành một hệ thống tri thức hết sức phong phú. lúc đó có một số nhà khoa học cho rằng triết học đã mất vị trí đứng, họ cho rằng không cần triết học các bộ môn khoa học đó vẫn phát triển. Những người phủ nhận triết học thực ra họ đã không hiểu vai trò nhiệm vụ của triết học, người ta quên một điều rằng các ngành khoa học đó ra đời và phất triển được là nhờ có triết học. Nếu không có các tác phẩm triết học đặt nền móng cho các bộ môn khoa học đó thì liệu các môn khoa học đó có hình thành được hay không.

Những ai phủ nhận vai trò của triết học thì cũng giống như một đứa con bất hiếu với cha mẹ. anh ta được cha mẹ sinh ra, được nuôi nấng và dạy dỗ đến khi trưởng thành, sống độc lập thì anh ta quên cả người đã sinh ra mình. Khoa học cũng chính là một bộ phận của triết học và triết học chính là cha đẻ sinh ra các bộ môn khoa học riêng rẽ. triết học làm nhiệm vụ nêu vấn đề và khoa học đi giải quyết các vấn đề ấy.

Bộ môn triết học đã ra đời từ lâu xong cho đến nay vẫn chưa có được một khái niệm chính xác cho hai chữ triết học. Trong nguyên lý triết học mác xít của nhà xuất bản sự thật hà nội 1961 trang 16 có viết “nghĩa chính của chữ triết học còn chưa xác định được đối tượng, nhiệm vụ và nội dung của triết học.” Còn các nhà triết học việt nam có đưa ra một khái niệm cho bộ môn triết học, trong cuốn triết học mác lê nin do vụ huấn học ban tuyên huấn trung ương biên soạn có viết như sau: “Triết học là một hệ thống những quan điểm và quan niệm chung của con người về thế giới. Nó là thế giới quan của một giai cấp.” (nhà xuất bản sách giáo khoa mác lê nin 1976 phát hành)

Triết học là một môn khoa học nó không phục vụ riêng cho một giai cấp, triết học có nhiệm vụ phê phán tất cả những tư tưởng đã lỗi thời, không phản ánh đúng hiện thực khách quan trong hệ tưởng của con người bất kể đó là quan điểm tư sản hay “cộng sản”. Khi phê phán những quan điểm đã lỗi thời để hình thành nên những quan điểm mới do nhận thức chủ quan của các nhà triết học mà họ có những quan điểm phù hợp với giai cấp này hay giai cấp khác. Bản thân bộ môn triết học với những nhiệm vụ riêng của nó thì nó không có tính giai cấp.

Triết học chỉ  là một môn khoa học như các môn khoa học khác với mục đích phát triển nhân thức con người. Giai cấp thống trị đã sử dụng những ý tưởng của các nhà triết học để làm căn cứ lý luận cho sự thống trị xã hội của họ. khi giai cấp thống trị đồng tình với ý tưởng của nhà triết học nào thì ra sức tô vẽ, ca ngợi nhà triết học ấy, ngược lại thì họ tìm mọi lý lẽ để bôi nhọ những ỷ tưởng trái ngược với họ.

Ví dụ có nhà triết học cho rằng vật chất đều do các nguyên tử cấu tạo nên. Nguyên tử là những hạt vô cùng  nhỏ bé không thể phân chia, khi các nhà khoa học tìm ra một loại hạt nhỏ bé, họ vội vàng cho đó chính là nguyên tử. Vài năm sau các nhà khoa học lại tìm ra một loại hạt khác nhỏ bé hơn nguyên tử, thế là lúc ấy người ta hò hét ầm ĩ rằng các nhà triết học sai lầm và họ cho ràng vật chất là vô cùng vô tận.

Ở đây chúng ta thấy rằng các nhà triết học đưa ra một khái niệm về vật chất rằng vật chất do các nguyên tử cấu tạo nên và nguyên tử là các hạt vô cùng nhỏ bé không thể phân chia được. Như vậy khi nào ta tìm được loại hạt nào có đặc tính như vậy thì mới được mang cái tên là nguyên tử. khi chưa tìm ra loại hạt có đặc tính như vậy đã vội vã gán tên cho nó rồi lại đổ lỗi cho các nhà triết học như vậy là không công bằng.

Nếu chúng ta gắn hai chữ triết học với một tác phẩm cụ thể nào đó thì ta thấy một số quan điểm trong tác phẩm triết học ấy có thể phù hợp vói lợi ích của giai cấp này hay lợi ích của giai cấp kia. nếu chúng ta tách riêng hai chữ triết học để hình thành nên một khái niệm về bộ môn  triết học thì triết học cũng chỉ thuần túy là một môn khoa học.

Triết học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu hệ tư tưởng của con người

Ý thứ hai mà các nhà triết học việt nam cho rằng triết học chỉ là một hệ thống những quan điểm và quan niệm chung của con người về thế giới thì quan điểm ấy không phản ánh được đối tượng, nhiệm vụ của bộ môn triết học với tư cách là một môn khoa học. Định nghĩa như thế thì bộ môn triết học chỉ là một môn thống kê làm nhiệm vụ ghi chép lại các quan điểm và quan niệm chung của con người về thế giới. như vậy không phản ánh được tính sáng tạo của bộ môn triết học với mục đích đấu tranh với những tư tưởng lạc hậu, lỗi thời để xác lập hệ tư tưởng mới.

Có lẽ nhận thức về bộ môn triết học như vậy cho nên các nhà triết học việt nam chỉ đi vào sưu tầm những quan điểm trong triết học của C.Mác để ghi chép nó lại thành một hệ thống và truyền bá lại cho dân chúng. Trong khi xã hội con người luôn luôn phát triển vậy mà các nhà triết học việt nam lại chỉ đi vào ghi chép lại các quan điểm triết học thì còn đâu tính sáng tạo. Triết học như vậy nó không đem lại những tri thức mới cho con người mà nó chỉ như những tiếng vỗ tay đồng tình trong cuộc đấu tranh giữa hai tư tưởng đối lập nhau.

Xét trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử ta thấy mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau, đều có một quan điểm tư tưởng đặc trưng cho mỗi giai đoạn phát triển ấy. Chính trong thời điểm chuyển đổi ấy các học thuyết triết học có tính cách mạng được ra đời. Với định nghĩa của các nhà triết học việt nam về bộ môn triết học như vậy đã không nêu ra được đối tượng để nghiên cứu. với cách thức giáo dục về bộ môn triết học như ở việt nam để gắn tên cho người này hay người kia cái danh hiệu tiến sĩ hay phó tiến sĩ, thực ra những ông phó tiến sỹ hay tiến sĩ triết học ấy chỉ là những cậu học trò ngoan ngoãn.

Bởi vì họ chỉ cần đi sưu tầm những quan điểm và quan niệm của các nhà triết học rồi học thuộc lòng như một con vẹt là cũng trở thành một ông tiến sĩ rồi.

Để nghiên cứu triết học thì phải nắm được các quan điểm và quan niệm chung nhất về sự tồn tại và phát triển của thế giới trong hệ tư tưởng của con người, phải biết những quan điểm và quan niệm ấy có phản ánh đúng hiện thực khách quan hay đã lỗi thời. Khi những quan điểm ấy không còn phù hợp thì phải đi vào phê phán để hình thành nên những quan điểm mới nghĩa là nhà triết học phải là người sáng tạo triết học chứ không phải là người học triết học. Nghĩa là triết học không chỉ là một hệ thống những quan điểm và quan niệm của con người mà:

Triết học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu hệ tư tưởng của con người. Triết học đặt những quan điểm và quan niệm đang tồn tại trong hệ tư tưởng của con người lên bàn nghiên cứu, để xem xét những quan điểm và quan niệm ấy có phản ánh đúng hiện thực khách quan hay không. Khi những quan điểm và quan niệm ấy đã lỗi thời không phản ánh đúng hiện thực khách quan thì các nhà triết học phải phân tích chứng minh và phê phán những quan điểm ấy. Từ đó xây dựng, phát triển những quan điểm, quan niệm mới để hình thành nên hệ tư tưởng mới.

 

KMAC

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Mong rằng các đồng chí sẽ giữ vững ý chí vươn lên, nghĩ những
    điều chưa ai nghĩ, làm những việc chưa có tiền lệ, với ý thức vượt khỏi những
    ràng buộc của lối mòn
    VÕ NGUYÊN GIÁP

    Mong rằng trong chúng ta không suy nghĩ theo những lối mòn của tư duy để khám phá những điều mới mẻ, để làm sống lại bộ môn triết học.

    kmac

    • Theo tính chất bắc cầu: triết học đường phố là nơi để mọi người thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề triết học.
      Triết học là môn khoa học chuyên nghiên cứu hệ tư tưởng của con người.
      Vậy triết học đường phố chính là nơi để mọi người nghiên cứu, trao đổi các các vấn đề trong hệ tư tưởng của con người, để nhận biết được những quan điểm quan nịêm của con người có phản ánh đúng hiện thực khách quan hay không. từ đó để xây dựng lên hệ tư tưởng mới của con người.

Trả lời Kmac Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI