19.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại?

Photo: fuckyeahmarxismleninism

 

Chủ nghĩa xã hội và những mảng lý luận khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam được nhiều nhà phân tích cho là đang trong cơn khủng hoảng. Có nhà lý luận còn quả quyết Chủ nghĩa xã hội đã phá sản từ lâu nhưng Việt Nam vẫn lên tiếng bảo vệ nó như bảo vệ quyền lực của giới lãnh đạo.

Trong một bài viết mới dây trên Tạp Chí Cộng sản, Nhị Lê đã nhắc lại nguyên lý không thay đổi của Đảng:“Càng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng phải xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh toàn diện và chúng ta càng phải nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Thế nhưng đội ngũ giai cấp công nhân ấy sau bao nhiên năm chịu sự lãnh đạo của đảng không hề có một chút gì thay đổi so với trước, khác chăng là người công nhân không bị sự kềm cặp của những tay cặp rằn của thời Pháp thuộc để thay vào đó là những quản đốc hay giám thị nước ngoài trong các khu công nghiệp  của thời kỳ đổi mới. Điều quan trọng và cần thiết nhất cho giai cấp công nhân là hệ thống công đoàn độc lập do họ lập nên lại không hề xuất hiện tại Việt Nam.

Bài viết trong Tạp chí Cộng sản này có đoạn: “Khép lại thế kỷ XX, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trên bình diện dân tộc và quốc tế, không ai và không gì có thể phủ nhận nổi.”

Trên bình diện dân tộc, dù là người yêu đảng nhất cũng không thấy được điều gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại tại Việt Nam từ khi theo chân Liên Xô theo đuôi chủ nghĩa này như theo đuôi một phong trào, một lý thuyết. Trên bình diện quốc tế lại càng là một con số không tròn trĩnh vì Việt Nam luôn tự phủ định chủ nghĩa xã hội đối với quốc tế khi liên tục khẩn khoản yêu cầu họ thừa nhận Việt Nam là một nước có nền kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường, khắc tinh của chủ nghĩa xã hội

Đối với Karl Marx chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế-xã hội chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của một số ít của dân chúng sang tay tập thể qua một cuộc cách mạng để dành lấy quyền hành từ một chế độ tư bản hay quân chủ, phong kiến.

Ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa do Liên Xô chủ đạo đã thúc đẩy Việt Nam thực hiện một nền kinh tế tập trung cho phép nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất lẫn phương tiện sản xuất. Nền kinh tế tập trung tuy sau đó được cải tổ thành kinh tế thị trường nhưng phương tiện sản xuất như đất đai vẫn nằm trong tay nhà nước.

Sau nhiều năm sống chung với khẩu hiệu và kiên trì với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu:  “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”

Đại tá Phạm Xuân Phương, người nhiều năm công tác trong Cục chính trị của Quân đội Nhân dân Việt Nam trả lời câu hỏi tại sao Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khẳng định là Việt Nam không thay đổi mục tiêu tiến tới chủ nghĩa xã hội mặc dù nhìn nhận con đường của nó là mịt mùng không có điểm đến:

“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta lại đang làm vua ở xứ sở này. Những cái đó nó quan hệ với nhau nó tạo ra những mối ràng buộc và cứ như thế mà ông ta hót. Trí thức Việt Nam kể cả những người bảo hoàng nhất người ta cũng không thể nào nghe và chấp nhận việc ổng nói nữa.”

Đường đi không đến

Nhà văn Xuân Vũ có một cái tựa rất hay cho một trong những tác phẩm của ông, đó là “Đường đi không đến”. Tựa cuốn hồi ký này thật thích hợp với câu nói của ông Tổng bí thư trong thời gian hiện tại mặc dù hai sự việc xảy ra cách nhau đúng 40 năm.

Giáo sư Đặng Phong, một chuyên gia kinh tế chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân một lần trước khi tạ thế đã nói với chúng tôi về vấn đề này, ông giải thích tại sao lãnh đạo Việt Nam vẫn khư khư ôm cái lý thuyết tuy hay nhưng đã phá sản là chủ nghĩa xã hội:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”

Người quan tâm đến sự vận động của hệ thống chính trị tại Việt Nam vẫn kỳ vọng một thay đổi có tính cốt lõi là nhìn nhận sự vô nghĩa của chủ nghĩa xã hội để đất nước có cơ hội khẳng định và hòa nhập vào dòng chảy quốc tế. Tuy nhiên kỳ vọng này theo đại tá Phạm Xuân Phương khó được ông Tổng Bí thư chấp nhận:

“Cái gốc chính là ông ta không có khả năng để thay đổi. Không khả năng quan sát để nhận thức hiện thực trong khi thế giới nó đã khác rồi. Mọi người đã thấy khác nhưng ông ta thì không bao giờ thấy khác. Vẫn cứ nhìn xã hội Việt Nam, nhìn chung quang khu vực, nhìn thế giới như những năm 60. Vì vậy ông ta cứ tiếp tục hò hét Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân nhân loại, vẫn là chủ nghĩa tư bản đang dãy chết, khó khăn của cách mạng Việt Nam chỉ là tạm thời…những luận điểm từ những năm trước đây bất kỳ một người nào ở trường lý luận ở trình độ sơ cấp người ta cũng biết được điều đó mà ông Trọng ổng lại mang trình độ sơ cấp ra ông ấy làm.”

Và Giáo sư Đặng Phong nhận xét:

“Thế bây giờ đang đi theo cái mô hình đó của Liên Xô mà thừa nhận mô hình đó là thất bại là sai lầm, đổ bể thì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con người toàn xã hội. Nó ảnh hưởng đến cả vị trí của bộ máy nhà nước nữa cho nên người ta vẫn phải giữ lại như một cái mục tiêu và có thể cái mục tiêu đó không biết bao giờ tới nơi nhưng không bỏ được.”

Nhiều đảng viên cao cấp và kỳ cựu không còn thiết tha chú ý tới những lý luận hay nghị quyết mà đảng đưa ra trong các kỳ đại hội nữa là điều hiện đang trở thành phổ biến. Khi niềm tin của họ bị coi thường thậm chí lạm dụng thì mọi tuyên bố dù của cấp nào cũng chỉ nhằm mục đích giữ chắc cái ghế mà họ đang ngồi. Đại tá Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo của tờ Văn Nghệ Quân Đội cho biết sự thật này:

“Những cái phát biểu, bàn luận hay lý luận của họ càng ngày càng lạc hậu thụt lại quá xa cuộc sống. Thí dụ như cái câu ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng “hiến pháp nó quan trọng sau cương lĩnh của đảng” thì nó lạc lỏng vô cùng. Điều này chỉ có thể nói được ở những năm 60 của thế kỷ trước. lúc mà chủ nghĩa cộng sản thế giới đang thắng thế thì người ta có thề bỏ qua nhưng đến bây giờ mà vẫn nói như thế thì thật là sai trái.”

Câu hỏi mà nhiều đảng viên đang đặt ra, khi lý luận và chủ thuyết đã phá sản, đảng sẽ chứng minh vai trò dẫn dắt toàn đảng toàn dân bằng phương pháp gì trong cái gọi là thực tiễn của xã hội hôm nay?

 

Mặc Lâm 

(Edit: THĐP)

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Lịch sử đã chứng mình rằng XHCN là con đường tất yếu ^^ Phong trào yêu nước phong kiến cần vương thất bại , phong trào đấu tranh của Tư Sản Việt Nam cũng thất bại ( Vì tư sản Việt đấu tranh ko đến nới đến chốn , cải lương và dừng lại khi đã thỏa hiệp được lợi ích cùng Tư bản nước ngoài)

  2. không biết là mấy cái trích dẫn ấy có đúng không hay tự các bạn thuê dệt hay lấy từ các bài bào “tự thêu dệt lên”. Nên mình rất nhạy cảm với những trích dẫn này.Từ lúc còn học Phổ thông và hiện đang học Đại Học đã được dạy là, muốn trích dẫn gì thì phải ghi rõ ràng, người trích dẫn,ở đâu, trong hoàn cảnh nào,nếu lấy từ nguồn khác thì phải được ghi cụ thể. Nói như bạn ở trên thì mình cũng có thể viết 1 bài tương tự rùi chọn 1 Đại tướng nào đó viết nên những ý kiến “của bản thân” .
    Chỉ bàn đến vấn đề trích dẫn

  3. Vâng, các bạn cứ ngồi mà bình phẩm về Chủ nghĩa xã hội như thế đi, cứ ngồi mà trông qua trông lại các nước tư bản mà ao ước đi, nói thật là nếu không có CNXH thì, xin lỗi, không có cái người ngồi ở đó mà post cái bài viết này đâu 🙂
    Không có CNXH thì mấy ông bất mãn chế độ mà bạn trích dẫn chưa chắc đã sống đến tuổi về hưu mà nói mạnh miệng như vậy chứ 🙂
    Trưởng thành lên đi!
    Với lại, tầm của cậu chưa gọi là phản động đâu, đừng lo 🙂

  4. ông thầy dạy đường lối cách mạng của mình nói rằng: kinh tế thị trường là sự kế thừa và phát triển của nhân loại, không chỉ riêng của tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa cũng đang vận dụng nó một cách đúng đắn :3.

  5. Bạn muốn chết rồi,thôi đelete bài này đi,ko thôi lại mang họa vào thân.Sống rừng nào thì phải biết hổ đó,bạn bé bé miệng thôi,bạn có muốn sau một đêm tỉnh giấc,số tế bào của bạn hiện rõ trước mắt bạn ko mà bạn ngồi phân tích mấy cái này.sẽ có người phân tích tới tế bào của bạn đó

  6. con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tuy còn quá mơ hồ, nhưng Việt Nam vẫn có thể hòa nhập được vs quốc tế, vẫn đạt được những thành tựu to lớn, đó là điều ko thể chối cãi!

    Giả sử, vì một lý do nào đó Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa như các nước anh, pháp, mỹ liệu con đường đó có giống họ hay hơn họ được ko, đồng thời nếu đã đi vào con đường này liệu Việt Nam có cơ hội nâng chế độ lên tầm cao hơn dk ko hay cũng chỉ là tư bản??

    Tuy còn mơ hồ, nhưng đó là 1 cơ hội, Chủ Nghĩa Cộng Sản sẽ xuất hiện!!

    • Sẽ xuất hiện là bao giờ? một trăm năm nữa? một ngàn năm nữa hay là một triệu năm nữa? Cứ bảo tin thì sẽ có thì hóa ra Đảng CS cũng chả khác gì các tôn giáo hay thầy bói đi lừa bịp người khác – “Phúc cho ai không thấy mà tin”. Thống nhất đất nước đã vài chục năm rồi mà vẫn chưa thấy được thành tựu nào của VN mà xứng đáng gọi là “to lớn” trên trường quốc tế cả. Có chăng chỉ là sự xuống cấp đạo đức, tha hóa giáo dục thôi – bằng chứng thì cứ xem các bảng xếp hạng học thuật, số lượng bằng phát minh, bài viết công bố quốc tế.

      Tại sao cứ phải đâm đầu vào một cái con đường không thấy điểm đến, trong khi có những con đường thực tiễn đã được bao nhiêu người khai phá và thu hoạch thành công rực rỡ rồi? Nhân dân không thể chờ đợi được nữa. Xin đừng hứa suông.

    • Chủ nghĩa Cộng Sản sẽ thành hiện thực, nhưng tôi không nghĩ lúc đó người ta sẽ gọi tên “Chủ nghĩa Cộng Sản” đâu, hệt như phải phân biệt “Chủ nghĩa xã hội không tưởng” với “Chủ nghĩa xã hội khoa học vậy”.

      “Nói chung (…) hình dáng của quá trình sinh hoạt xã hội, tức là hình dáng của quá trình sản xuất vật chất, chỉ có thể thoát khỏi đám mây mù thần bí che đậy nó khi nào nó trở thành sản phẩm của những con người tự do lập thành xã hội và được đặt dưới sự kiểm soát tự giác và có kế hoạch của những con người đó. Nhưng điều đó đòi hỏi một CƠ SỞ VẬT CHẤT của xã hội, hoặc MỘT LOẠT NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI VẬT CHẤT NHẤT ĐỊNH, nhưng bản thân những điều kiện này cũng lại là SẢN PHẨM TỰ NHIÊN của một quá trình phát triển lâu dài và đau khổ” (Tư bản, q.I, tr 126, toàn tập 23).

      Ở một chỗ khác (xin lỗi, tôi chưa tìm lại được để trích dẫn), Marx có nói người ta chỉ có thể làm giảm bớt những cơn đau đẻ thôi chứ không thể ngăn ngừa được. Cho nên, phải nhìn nhận số phận hiện nay của nông dân, công nhân Việt Nam là số phận của giai cấp bần cùng trong quá trình chuyển hóa sang nền sản xuất tư bản chủ nghĩa của Việt Nam.

      Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam nói gì không quan trọng, quá trình LỊCH SỬ TỰ NHIÊN đó vẫn cứ xảy ra thôi. Trách nhiệm to lớn và vĩ đại của ĐCSVN hiện nay là làm giảm bớt cơn đau. Một khi ĐCSVN làm không tốt việc giảm đó thì chính cái ý muốn giảm đau lại sản sinh ra cái đau đớn gấp trăm lần. ĐCSVN rất khổ, khổ trong sứ mệnh của mình, dù làm tốt hay không tốt thì vẫn bị oán thán vì dẫu sao, đau vẫn cứ là đau.

      Nếu nhìn nhận cơ sở vật chất trong tình thế hiện nay (ở cả những nước tư bản) thì rõ ràng khó mà thấy được tính hiệu quả của “sự kiểm soát tự giác và có kế hoạch”. Này nhé, nói cái đơn giản thôi, muốn kiểm soát, muốn lặp kế hoạch thì ít nhất phải đo lường lao động của mỗi người để trả công cho họ. Nhưng lấy gì mà đo, mẫu số chung giữa các ngành nghề là gì, có cần sự hỗ trợ của thiết bị máy móc trong việc đánh giá không? Rõ ràng, đo kiểu bình quân thì thất bại là cái chắc. Hiện nay, cái ngẫu nhiên thống trị cái tất nhiên, nhưng ta biết rằng, tính điều khiển của hệ thống phải luôn tăng lên.

      P/S: Trong tác phẩm của mình, Marx thỉnh thoảng xài chữ “nói chung”. Với tôi, đấy là những chỗ cần phải triển khai rõ ràng bằng công việc nghiên cứu nghiêm túc vì Marx có phải là thánh đâu, ông bị giới hạn trong thời đại mình. Ông đoán, và chúng ta phải kiểm chứng, xác nhận, vứt bỏ, giữ lại. Riêng các vị chức trách của nước mình khoái dùng chữ “nói chung” để chứng tỏ sự lười biếng của mình (họ nói nhiều quá, đến nỗi có cả một blogger chế giễu họ vì chuyện này-lại không có link, thông cảm 🙂 )

Trả lời thuylinh Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI