19.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Việt Nam đang bị “xâm lược”

 

Trích: Đã từ lâu, mình luôn cho rằng Việt Nam đang bị các đế quốc “xâm lược” và “đô hộ”. Nhưng lúc đó, cái tư duy của một thằng oắt con chẳng đủ để giải thích tại sao. Cũng may, nhờ tiếp xúc nhiều những kiến thức kinh tế, quản trị và cả văn hóa, chính trị mà dần dà giải thích được nguyên do. Vậy lý do gì mà mình dám nói Việt Nam đang bị “xâm lược”?

Tình cờ, tối nay coi chương trình “Nghĩ mở nói thẳng” trên VTV nghe Đặng Lê Nguyên Vũ và hai bác cùng “chém gió” về tình hình kinh tế VN, thị trường VN và thương hiệu quốc gia. Thế là cái trăn trở bấy lâu lại trổi dậy và lại muốn viết một bài về nó, về đất nước mà mình đang sống.

Đã từ lâu, mình luôn cho rằng Việt Nam đang bị các đế quốc “xâm lược” và “đô hộ”. Nhưng lúc đó, cái tư duy của một thằng oắt con chẳng đủ để giải thích tại sao. Cũng may, nhờ tiếp xúc nhiều những kiến thức kinh tế, quản trị và cả văn hóa, chính trị mà dần dà giải thích được nguyên do. Vậy lý do gì mà mình dám nói Việt Nam đang bị “xâm lược”?

Tất cả bắt đầu từ một khái niệm “thế giới phẳng” trong quản trị kinh tế. “Thế giới phẳng” là gì? Là một khái niệm nói rằng thế giới ngày nay không có biên giới về kinh tế, hàng hóa mà chỉ có biên giới về địa lý. Nghĩa là quốc gia nào có thương hiệu, có hàng hóa phủ sóng rộng khắp thì cái vòi của quốc gia đó đang hút máu của những quốc gia đang tiêu thụ hàng hóa của nó. Từ đó, nói rộng ra, nền văn hóa, chính trị, lối sống của một quốc gia nào càng rộng khắp thì “thuộc địa” của quốc gia đó càng mở rộng.

Thế Việt Nam có phải là “thuộc địa”  của cường quốc nào không?

Đau lòng thay câu trả lời là có mà càng đau hơn khi VN chúng ta không chỉ bị một nước “thôn tính” mà ít nhất là 3-4 cường quốc.

Tại sao ư? Hãy thử nhìn xem tình hình đất nước hiện tại rồi sẽ thấy

Trước nhất là nền kinh tế. Một nền kinh tế mà chúng ta tự hào rằng trong khi thế giới đang chao đảo, lao đao vì lạm pháp thì nền kinh tế chúng ta vẫn ổn định và vẫn đang tăng trưởng. Nhưng đó chỉ là những sự dối lừa lẫn nhau. Mình còn nhớ bài giảng của TS Lê Thẩm Dương nói rằng Việt Nam ít bị ảnh hưởng lạm pháp là vì có nền nông nghiệp và vì ít bị ảnh hưởng từ Mỹ. Nói dễ hiểu hơn là do chúng ta gặp may chứ chẳng phải do khả năng quản lý hay điều hành gì tất. Hãy thử nhìn thực tế mà xem, theo thống kê năm 2012, thì VN có khoảng hơn 6000 doanh nghiệp nhưng trong đó chỉ có 3% doanh nghiệp lớn và quy mô, có khả năng phát triển, cạnh tranh với nước ngoài vì có đường lối chiến lược đúng đắn.

Nói một cách thực tế hơn nữa, hiện nay bao nhiêu doanh nghiệp ở VN còn tồn tại khi các tập đoàn nước ngoài đổ bộ vào? Lần lượt các đại gia đều phải đóng cửa hoặc bán lại cổ phần cho các tập đoàn nước ngoài (tiếc là phần này không đủ kiến thức và trí nhớ để liệt kê các công ty hàng đầu VN phải đóng cửa, nhưng chắc chắn rằng thông tin này là có thật.) Hay đình đám nhất gần đây chính là cuộc chiến Starbucks và Café Trung Nguyên. Chưa cần biết kết quả thắng thua ra sao, nhưng phải thấy một điều rằng, lại thêm một thương hiệu nước ngoài nữa tấn công thị trường Việt Nam. Không những thế, với những phát biểu của tổng giám đốc Café Trung Nguyên càng khiến mọi người thấy sự quản lý, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp VN yếu kém như thế nào. Ngay khi chúng ta đá bóng trên sân nhà mà chúng ta đã mất tự tin, có phần run sợ thì thử hỏi làm sao khi đi đá sân khách có thể thi đấu ngoạn mục, hấp dẫn được chứ? Dẫu có đá sân khách hay đi chăng nữa thì đó cũng chỉ là “phong độ nhất thời” mà thôi.

Nói dài dòng thế, để thấy rằng hiện nay, nền kinh tế VN chúng ta đang bị xâu xé, hút máu nhiều như thế nào. Chúng ta thử liệt kê xem hiện nay, có những thương hiệu nào đang hoành hành tại VN? Về ngành ăn uống, thì có KFC, Starbucks, Pepsi, Coca Cola của Mỹ, Lotteria của Hàn Quốc. Về lĩnh vực cơ khí, máy móc thì có xe hơi Toyota, xe máy Honda của Nhật. Về trang thiết bị hiện đại thì có một loạt dòng sản phẩm của Apple. Nhắc tới Apple lại nhớ tới một bài báo mà ở đó người ta so sánh rằng lợi nhuận của một chiếc iphone 5 bán ra bằng với lợi nhuận bán 3 tấn gạo của VN mình.

Thế mới thấy người VN chúng ta hiện nay, đang cố gắng làm quần quật vì cái gì chứ? Chúng ta làm bán sống bán chết cũng chỉ là để đóng các loại “thuế” và “phí” vật chất cho nước ngoài thôi. Tại sao mình gọi là “thuế” và “phí”? Vì chúng ta kiếm được tiền thì đa phần chúng ta tiêu vào đâu? Mua một chiếc iphone, sắm 1 cái laptop, đi ăn ở KFC hay Lotteria hoặc giải trí tại các khu thương mại sang trọng. Tất nhiên, đó là chương trình tiêu khiển của những người lắm tiền. Thế còn những người thu nhập trung bình thì sao? Cũng thế thôi. Bỏ tiền vào các mặt hàng nước ngoài, bỏ tiền vào các thương hiệu hay những cái tên hơi Tây. Thế đấy. Chúng ta đang làm giàu cho nước ngoài mà không biết. Chúng ta có khác gì thời kỳ bị Pháp thuộc, khi chúng ta bắt ta đóng nhiều loại thuế, bóc lột sức lao động của dân chúng ta. Ngày nay, có khác gì không? Chẳng qua là vì chúng ta sống trong sung sướng quen rồi, và quên mất ý thức dân tộc, giá trị dân tộc mà thôi.

Chỉ mới đề cập tới kinh tế thôi mà đã có quá quá nhiều điều để nói rồi. Thế còn các lĩnh vực văn hóa, chính trị, xã hội có khá gì hơn?

Chắc chẳng cần nói nhiều, cứ nhìn vào những gì giới trẻ giải trí hàng ngày, nhìn vào cách sống, cách tư duy của họ là hiểu. Họ chơi gì? Game online, chat chit, FB. Mình không lên án những thứ này là xấu, vì bản thân mình cũng xài, nhưng mình chỉ muốn nói, trong những dòng sản phẩm đó có cái nào của VN không? Một loạt game toàn là của bọn Trung Quốc hoặc của Nhật Bản. Chat thì Yahoo. FB thì cũng chả phải VN mà ra. Nhìn quanh, cũng chỉ của nước ngoài. Nhưng cái điều mà đau nhất, nhục nhất lại là lối sống của một bộ phận không ít giới trẻ chẳng mang tính thuần túy VN.

Nói tới lối sống giới trẻ, đành phải trích ra một đoạn riêng để viết. Trong loạt bài định hình giá trị giới trẻ của Tuần báo Việt Nam gần đây, họ  có đề cập rằng giới trẻ VN hiện nay đang bị khủng hoảng giá trị sống, nghĩa là họ không biết con đường họ phải đi, giá trị họ phải đeo đuổi. Những giá trị truyền thống thì quá lỗi thời, không theo kịp với sự phát triển thời đại. Trong khi đó, những giá trị nước ngoài thì ồ ạt xông vào, vì thế giới trẻ càng chơi vơi và vô định.

Ở đâu đó, sẽ có những bộ phận giới trẻ khát khao tìm con đường riêng cho mình nhưng đi mãi mà vẫn chưa thấy một con đường nào rõ ràng, đơn giản vì tuổi đời còn quá trẻ để có thể nhìn thấy một con đường đúng đắn. Đó là những con người khát khao sống, khát khao cống hiến, khát khao trải nghiệm. Họ tích cực tham gia hoạt động xã hội, tích cực hoàn thiện bản thân để hướng đến sự thành công cá nhân. Tiếc thay, tất cả những gì họ làm cũng chỉ dừng lại ở mức độ bản thân của mình mà thôi, chứ chưa có nhiều người đặt tầm nhìn về xã hội, về đất nước và xa hơn là thế giới.

Bên cạnh đó, sẽ có những bộ phận bạn trẻ khác lựa chọn cho mình cách sống an phận, không cần phải theo đuổi lý tưởng, không cần phải chạy theo hoài bão, cứ sống tốt cuộc đời của mình là  đủ rồi. Nói thế, không phải họ không có lý tưởng mà là họ không biết lý tưởng của họ ở đâu để mà theo và họ cũng không đủ nghị lực để tìm ra nó, để theo đuổi nó. Những người này chỉ thích học thật tốt để có việc làm ổn định, gia đình ấm êm rồi thêm vào đó là những phút giây thư giãn, thỏa mãn bản thân.

Cuối cùng, là một bộ phận đang đánh mất chính mình. Họ ăn chơi sa đọa, họ đánh mất đạo đức. Trộm cắp, cướp giật, hút chích, hãm hiếp, chửi tục, tự sướng, sống ảo… là những gì có thể thấy ở họ. Họ buông xuôi bản thân, họ thỏa mãn những dục vọng thân xác mà đánh mất giá trị tâm hồn. Và cũng chính những người này dễ dàng bị ảnh hưởng lối sống, văn hóa của nước ngoài nhất. Họ tiếp thu nhưng không tiêu hóa, thụ hưởng. Họ xem phim Mỹ mà không hiểu cái tính chất anh hùng trong suy nghĩ của người Mỹ và thế là họ nghĩ rằng chém giết là cách giải quyết tốt nhất. Họ học lối sống thoáng  của phương Tây mà không hiểu rằng tình dục đối với phương Tây là chuyện nhỏ nhưng là điều thiêng liêng và thế là họ quan hệ bừa bãi. Họ học nền công nghệ âm nhạc, giải trí của Hàn Quốc mà không biết những giọt mồ hôi, công sức, trí tuệ đằng sau sự thành công đó, để rồi họ sùng bái một cách điên cuồng, họ tôn vinh những vẻ đẹp dao kéo bề ngoài, họ sẵn sàng hạ thấp nhân phẩm cá nhân để tôn sùng thần tượng. Thế đấy, lối sống của giới trẻ ngày nay là thế đấy. Một lối sống bị xâm thực bởi nước ngoài, cả Tây lẫn Đông, một lối sống mà nhiều con người trẻ tuổi yêu nước không thể tìm được lối ra cho chính mình.

Viết dài như thế, nói dài như thế, chẳng qua cũng chỉ muốn nhắc nhỏ bản thân mình rằng, suy nghĩ gì, làm gì, hành động gì thì cũng nên mang tư duy lớn một tí, to một tí, biết đặt tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc vào trong đó một tí. Nếu đã học thì phải nghĩ rằng học để đưa nền tri thức VN ngang bằng với nước ngoài. Nếu đã kinh doanh thì phải tư duy rằng sẽ mang thương hiệu VN ra các quốc gia khác. Nếu đã sống thì phải sống sao cho thế giới kính nể và lấy đó làm gương  chứ không phải là cứ mãi bám đuôi nước ngoài mà sống!!!

Bài viết mang tính chất, quan điểm cá nhân. Không hoan nghênh những bạn ném đá.

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Em thích bài viết này của anh. Cái tựa đề hay đó, rồi cách anh phân lập ra thế hệ trẻ ngày nay nữa. Ngôn từ dùng đúng chất em đang cảm nhận lúc này Thật tuyệt khi đọc và đọc chẳng biết chán 🙂

  2. đọc bài viết và ý kiến của mọi người mình thấy có nhiều ý kiến trái chiều nhau.
    Mình xin nêu 1 vài ý kiến nhỏ của mình, mong mọi người góp ý.

    Thứ nhất, Hiện giờ các Cty nước ngoài vào VN tạo ra nền kinh tế thị trường rất lớn, đem lại công ăn việc làm cho hàng triệu con người và góp 1 phần thuế không nhỏ cho nước ta.

    Thứ hai: Đó là sự cạnh tranh. kẻ mạnh thì phát triển. nghe thì hơi mạnh nhưng đó cũng chỉ là quy luật tự nhiên mà thôi. Có ai muốn bị 1 vết thương mãi không lành, Có quốc gia nào muốn 1 doanh nghiệp của mình mãi không phát triển được? Cạnh tranh giúp chọn lọc ra những Doanh nghiệp mạnh, các DN này đem lại lợi ích cho quốc gia lớn nhất. Có cạnh tranh thì mới có Trung Nguyên ngày hôm nay, 1 Trung Nguyên kiên cường, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

    Thứ ba: Nếu phần cuối tác giả đề cập đến tự tôn, tự hào dân tộc, thì ý kiến của mình cũng nhỏ nhỏ như này. Khi mình sử dụng bất cứ dịch vụ nào cũng có nghĩa là mình đã góp 1 phần nhỏ vào việc xây dựng đất nước: ăn uống, vui chơi,…(ngoài các thứ bị coi là “lậu’), đồng thời đó cũng là động lực để mình tạo ra các sản phẩm dịch vụ (Kiếm tiền). Đây có được coi là tự hào dân tộc?

    “Dân giàu thì nước mạnh”
    Càng tạo ra nhiều của cải, càng trao đổi nhiều hàng hóa thì đất nước mình càng phát triển.

  3. Mình cũng xin nói thẳng là bạn suy nghĩ quá nông cạn. Mình có tư tưởng là mang thương hiệu Việt đi ra nước ngoài thì mình cũng phải sẵn sàng chào đón và cổ vũ những thương hiệu từ nước ngoài vào Việt Nam chứ. Bạn dùng từ “xâm lược” nghe nặng về tiêu cực quá bạn ạ.

  4. Bài viết có lối suy nghĩ khá riêng.
    Mình cũng không hoàn toàn ủng hộ bạn vì có lẽ bạn theo chủ nghĩa “dân tộc” nên là có nhiều luận điểm khá cục bộ
    Tuy nhiên cũng rất cảm ơn tác giả, bạn giúp chúng tôi có thêm 1 góc nhìn mới theo thế giới quan của bạn!
    Song bạn ơi xin đừng mất niềm tin với giới trẻ chúng tôi như thế bạn nhé, bạn bè mình nhiều người có ước mơ lớn cho đất nước lắm !!!

  5. Để bàn tới cuộc đối đầu giữa sản phẩm Việt Nam và ngoại quốc, thật sự
    là khập khiễng. Mỗi con người chúng ta ở đâu đều có thể tự làm một bài
    dài hàng chục trang để viết “Việt Nam đang tệ thế nào? Đồ Việt Nam dở
    thế nào? Đường Việt Nam xóc cỡ nào? Giáo dục Việt Nam kinh khủng ra
    sao?…?” và càng tô đậm thêm các sản phẩm nước ngoài họ “tuyệt vời đến
    thế nào!”

    Khi bàn đến, câu trả lời thường được văng ra: “Lo mà nâng cao chất
    lượng và cạnh tranh đi, sao lại đòi hỏi người dân được? Dịch vụ hậu mãi
    cần nâng cao hơn nữa, phục vụ cần nhiệt tình hơn,..blah blah….”

    Ừ đúng. Nhưng có bao giờ ban nghĩ rằng chúng ta đang đặt mình là một khách hàng thay vì một người thực thi chưa?

    Chúng ta cần phải xây dựng một thứ khác, khi quyền thay đổi đất nước không nằm trong tay chúng ta! Khi thế giới quay lại và nghĩ về Việt Nam, họ nghĩ đến lô cốt, kẹt xe, cướp giật, hôi của, ô nhiễm,… Nhưng khi họ nhìn thấy một CON NGƯỜI VIỆT NAM ở đất nước họ, họ nhìn thấy một ý chí Việt Nam, thông minh, học hỏi… Chúng ta không thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam, nhưng chúng ta có thể thay đổi cách thế giới nhìn về CON NGƯỜI VIỆT NAM. Đó là thứ chúng ta đang nắm giữ!

    Và khi tất cả những nhà cầm quyền ung nhọt hiện tại chết đi, tôi tin thời thế sẽ thay đổi. Và Việt Nam sẽ thay đổi, bắt đầu từ chính những con người Việt Nam đang xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong mắt thế giới.

    Còn bây giờ, tôi vẫn sẽ dùng điện thoại của Nhật, ăn đồ ăn của Hàn Quốc, đi dép Trung Quốc,.. và ý chí của Việt Nam 🙂

  6. Để bàn tới cuộc đối đầu giữa sản phẩm Việt Nam và ngoại quốc, thật sự là khập khiễng. Mỗi con người chúng ta ở đâu đều có thể tự làm một bài dài hàng chục trang để viết “Việt Nam đang tệ thế nào? Đồ Việt Nam dở thế nào? Đường Việt Nam xóc cỡ nào? Giáo dục Việt Nam kinh khủng ra sao?…?” và càng tô đậm thêm các sản phẩm nước ngoài họ “tuyệt vời đến thế nào!”

    Khi bàn đến, câu trả lời thường được văng ra: “Lo mà nâng cao chất lượng và cạnh tranh đi, sao lại đòi hỏi người dân được? Dịch vụ hậu mãi cần nâng cao hơn nữa, phục vụ cần nhiệt tình hơn,..blah blah….”

    Ừ đúng. Nhưng có bao giờ ban nghĩ rằng chúng ta đang đặt mình là một khách hàng thay vì một người thực thi chưa?

    Bạn nghĩ rằng mình nhỏ, Việt Nam thì to thế kia, với bao nhiêu vấn nạn, chẳng khác nào muối bỏ bể. Sức của mình thì chẳng thay đổi được gì!
    Và tôi cũng nghĩ là khi chưa bắt tay vào làm, những Steve Jobs, Bill Gates, … cũng chẳng chắc chắn họ đã thay đổi toàn nhân loại như thế.

    Chúng ta cần phải xây dựng một Việt Nam như thế! Khi thế giới quay lại và nghĩ về Việt Nam, họ nghĩ đến lô cốt, kẹt xe, cướp giật, hôi của, ô nhiễm,… Nhưng khi họ nhìn thấy một CON NGƯỜI VIỆT NAM

  7. Những ý kiến sát sườn thì bà con đã đóng góp rồi, mình xin giới thiệu bạn 2 quyển sách nữa:

    – bàn thêm về thế giới có thật sự phẳng không thì bạn có thể đọc thêm quyển ” Chết bởi Trung Quốc”

    – Bàn về tự tôn dân tộc, làm sao hòa nhập được với phương Tây mà không hòa tan thì bạn có thể đọc thêm quyển ” Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi cùng những tác phầm khác của ông.

    Mà mình không hiểu bạn viết bài này lên, admin cho phép đăng? bạn ko ” hoan nghênh ném đá” là sao?

  8. Phải nói là được khai hóa chứ không phải bị xâm lược. Cứ co vỏ ốc lại thì suốt ngày nghe cải lương, hát chèo thôi.
    Giới trẻ là gì mà các bậc tiền nhân cử suốt ngày la lối, đổ thừa. Các bậc tiền nhân có học, có tri thức, có kiến thức uyên thâm, chuyên sâu, có nhân, có nghĩa, có… tất cả điều tốt đẹp gì thì kể ra cho giới trẻ xem.
    Nhìn các bạn tuổi teen giờ đúng là buồn cho dân tộc. Lỗi không ở các em, lỗi là ở người lớn, là ở hệ thống giáo dục. Một vài bạn trẻ có truyền thống gia đình, có người lớn chỉ dẫn thì vượt bậc nhưng số này không nhiều. Xã hội chúng ta không có niềm tin đúng đắn soi đường cho giới trẻ, không có đạo để chỉ lối (cái này không thể nói suông mà phải thực hành).
    Để nhận thức tốt cuộc sống, giới trẻ chúng tôi vào các trang mạng như Triết Học Đường Phố, Học Viện Công Dân, Giáp school… nhưng như vậy là chưa đủ nếu không phải nói là quá ít và trình độ của chúng tôi được đào tạo ở nhà trường cũng không phải dễ để tiêu hóa những nội dung trong đó.

  9. Đọc bài này tự nhiên nghĩ đến mấy sản phẩm mình dùng ở nhà. Sao phải dùng bột giặt Omo với Tide nhỉ? Vì giặt nó sạch, một muỗng của nó bằng cả gói Vì Dân. Sao lại chọn mỗi Chocopie cho con ăn nhỉ? Vì nó thích mỗi loại đấy thôi, trẻ con còn biết phân biệt được cái gì ngon hơn cơ đấy. Sao mình thích uống Nes hơn Trung Nguyên? Vì mình thích nhiều sữa. Thế giờ yêu nước thì phải làm sao, mang gói Vì Dân về rồi bực mình đổ hết đi vì tốn thời gian lại tốn tiền à? Vấn đề ở đâu? Vấn đề ở chính bản thân chúng ta, không có những sản phẩm tốt. Hãy để đất nước bị xâm lược đi mà có cái để học hỏi dần dần rồi dần dần cải thiện chính mình.

    • việt nam mình đi sau các nước tư bản ít nhất là 50 năm nên công nghệ, tư duy, quản trị thua họ là bình thường. Người dân Việt Nam ( nhất là giới trẻ) đã tiếp xúc với những thứ mới, hiện đại rất nhanh thì sao họ dám quay lại sử dụng những thứ lạc hậu do VN sản xuất. Họ không sử dụng thì lấy đâu ra doanh thu mà đầu tư để ra sản phẩm tốt, cái vòng luẩn quẩn đó mãi không lời giải. Hôm trước đọc báo thấy có ca ngợi Triều Tiên tự sản xuất được tàu điện ngầm, trong khi VN không làm được. Mình nghĩ đánh giá vậy chưa chính xác, TT bị cách biệt với thế giới, người dân chưa tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại nên chính phủ xây tàu điện ngầm để đi là vui rồi, không đòi hỏi gì, rồi từ từ hiện đại lên…còn việt nam, liệu chính hủ tự xây bằng công nghệ việt nam liệu ai dám đi?? có rất nhiều yếu tố khiến sản phẩm Việt thua ngay trên sân nhà…trong đó do chính tự chúng ta 🙂

      • Những mặt hàng có quá nhiều hàm lượng chất xám thì tôi ko nói tới bởi vì nó đòi hỏi cả 1 quá trình học hỏi,tích lũy kiến thức,kinh nghiệm lao động lâu dài mới thành.Nhưng những mặt hàng chúng ta có thể làm được mà ko cần đòi hỏi chất xám cao quá thì sao

        Hơn nữa giờ là lúc chúng ta lao động cật lực,kiếm tiền.Chúng ta phải thực dụng,cái nào lợi thì chúng ta dùng,cái nào hại thì chúng ta bỏ.Đừng để mình bị cuốn theo trào lưu người khác.Hãy chủ động hòa nhập với người khác,hiểu rõ họ.Tiếp thu các giá trị tinh thần,tư tưởng của họ,tránh phải sự hào nhoáng vật chất mà họ tạo ra cho mình.Đồng thời biết trân trọng những giá trị mà mình tạo ra.Hơn hết nữa doanh nghiệp Việt còn nhỏ yếu đây là lúc chúng ta ủng hộ họ để họ đặt những viên gạch nền tảng đầu tiên.NẾU KO PHẢI BÂY GIỜ THÌ SẼ KO BAO GIỜ.

        Tới cái tăm tre,đũa cũng nhập khẩu bên Trung Quốc.Điện thoại thì toàn xài smartphone,xe hơi toàn xe siêu sang,ngay cả con người các bạn còn ko tin người Viêt.Tôi chỉ sợ đến 1 ngày nào đó khi tiềm lực quốc gia cạn kiệt,tài nguyên hết sạch.Thì chính chúng ta cũng sẽ tự biến mình thành 1 dạng tài nguyên,vật chất cho các nhà tư bản nước ngoài sử dụng thôi

      • Nhân đây nói thêm rằng việc hiện đại hóa,văn minh của 1 đất nước thì ko phải chỉ dựa vào việc đánh giá về vật chất ko thôi mà còn phải dựa vào tinh thần,tư tưởng người dân nước đó có thực sự trưởng thành ko

        Cũng như con sư tử có trái tim chuột nhắt vậy.Tầm vóc,sự hùng mạnh bề ngoài ko thể tạo dựng cho nó được sự mạnh mẽ khi mà nó còn là trái tim chuột nhắt

        Cái dần dần cải thiện của bạn trên kia sẽ ko xảy ra đâu nếu chúng ta cứ giữ tư tưởng thế này.Bởi vì sự tích lũy kinh nghiệm,tiền bạc vật chất của doanh nghiệp Việt là nhờ sự ủng hộ của các bạn.Các bạn ko ủng hộ họ, ko góp ý cho họ => họ thiếu kinh nghiệm,thiếu tiền bạc để tái đầu tư nâng cao sản xuất.Hơn nữa việc cải thiện sản phẩm chất lượng tốt là 1 quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều công sức.TÓM LẠI KO CÓ NHỮNG VIÊN GẠCH NỀN TẢNG LÀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG => KO CÓ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NHỮNG DOANH NGHIỆP HÙNG MẠNH

        • nhìn lại thực tế là nước mình mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Không thể cứ ủng hộ là được. Nên ai sẽ ủng hộ chủ yếu là vốn (tiền) để bắt kịp ?
          1. chính phủ (thuế dân).
          2. Nước ngoài , không đề cặp đến đầu tư FDI qua kênh chứng khoán mà là đầu tư vốn trực tiếp (họ sẽ mang theo qui trình quản lý, công nghệ ….(muốn thế cũng phải thông qua chính sách)
          thế cả 2 cái này đều phải thông qua chích sách.
          Chính sách ở đây từ đâu mà ra ?
          Nếu không từ quốc hội thì từ đâu ra ? (nơi khai sinh ra luật)
          Thế tại sao vẫn không thể có một hệ thống luật hòa nhập ?
          Là vì đụng phải cái gọi là lý luận marxit ?
          Mà cái gì đụng tới cái mớ lý luận đó thì cũng bị dội lại. Nó nguy hiểm với sự tồn vong chứ không phải vì nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của chính phủ.
          Cái mấu chốt ở đây là thể chế chính trị sản sinh ra nền kinh tế thay vì phải theo quy luật phát triển loài người là nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi một bộ máy chính trị thật sự vận hành vì đất nước chứ không vì một tổ chức chính trị.

          • Xin điều chỉnh lại 1 đoạn:
            <>, mà cái gì liên quan đến lợi ít cục bộ thì sẽ luôn được chính tổ chức đó ra sức bảo quyền + lực + lợi

  10. Cảm ơn tác giả. :). Bài viết rất đúng lúc, rất hợp lí với thực trạng hiện nay. Để thay đổi có lẽ cần vài thế hệ, nhưng để thay đổi được, thì những đốm lửa nhen nhóm như suy nghĩ của tác giả, chắc chắn một ngày Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn. Mình vẫn luôn tin tưởng vào điều này. :).

  11. Mình không đi sâu vào khía cạnh kinh tế vì mình không am hiểu lắm về nó. Nhưng dưới góc độ là một khách hàng, thì nếu hàng Việt Nam muốn cạnh tranh được thì nên xem lại:

    – Cách tiếp cận khách hàng.
    – Chất lượng sản phẩm.
    – Chất lượng phục vụ.

    ở một số dịch vụ, chế độ hậu mãi lại càng quan trọng hơn. Trong khi đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hình như bỏ quên qua một trong những điều trên.

    Là một khách hàng, họ chỉ biết nghĩ nên dùng cái gì để xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra và không mang ức chế vào thân. Chứ đừng bắt họ nghĩ đến quốc gia, phức tạp lắm.

  12. Bạn nên đọc cuốn “Đô la hay lá nho” hoặc “Bàn về tài sản các quốc gia” để hiểu thêm về cơ chế kinh tế toàn cầu! Nước ngoài họ cũng ko kề dao vào cổ chúng ta, bắt chúng ta dùng hàng của họ. Đơn giản là hàng của họ tốt thì ta dùng!

  13. Hãy chờ xem, rồi sau khi hoàn toàn bỏ toàn bộ ưu đãi thuế quan trong các hiệp định thương mại tự do. Lá chắn đỡ cuối cùng cho nền sản xuất trong nước.
    Một “thuộc địa kiểu mới”, “nô lệ kiểu mới” sẽ được hình thành khi mà chính phủ không biết tận dụng lợi thế “lao động vàng” và các ưu đãi hiện nay; điều hành chính sách mang tính “tạm thời” như hiện nay.

  14. Mình nói thẳng suy nghĩ của bạn khá nông cạn.
    Thứ nhất,đa số các thương hiệu nước ngoài về VN đều là nhượng quyền kinh doanh,doanh nghiệp VN mua thương hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp,bên mua và bên bán đều có lợi,nên đừng nói là các công ty nước ngoài hút máu.
    Thứ hai,nếu không có các mô hình kinh doanh nước ngoài,người Việt Nam vẫn sẽ mãi theo đuổi lối kinh doanh nhỏ lẻ,manh mún.Nhìn kem Tràng Tiền thì biết.Kinh doanh gia đình như vậy thì bao giờ đất nước mới có thể vươn ra biển lớn.
    Thứ ba,sùng bái văn hóa nước ngoài là do nước ta không biết cách làm hấp dẫn những giá trị văn hóa dân tộc.Phương Mỹ Chi là một ví dụ điển hình,người VN chưa bao giờ bỏ quên văn hóa dân tộc.Vấn đề là giới thượng tầng phải biết cách phát huy những giá trị đó.Đừng đổ lỗi cho giới trẻ hướng ngoại.

    • Mình đồng ý với 1 phần của bạn. Chúng ta k thể phủ nhận những đóng góp của doanh nghiệp nước ngoài vào VN tuy nhiên văn hóa của họ quá mạnh đến nỗi chúng ta đã quên chúng ta là ai. Theo bạn chúng ta cần phải làm gì

      • cám ơn bạn đã chia sẻ ý kiến của bạn với mình.còn về câu hỏi “chúng ta phải làm gì”có lẽ mình chưa đủ kiến thức và trải nghiệm để trả lời=))

  15. Một đất nước mạnh là một đất nước biết đem cái tốt nhất đến cho người dân của mình. Chuyện SH, Iphone dân việt ta mua nhiều cá nhân tôi rất ủng hộ. Họ có tiền họ có quyền. Chẳng sao cả. Còn giờ muốn người VN dùng hàng VN thì lo mà đầu tư sản xuất cạnh tranh đi chứ cứ đòi người tiêu dùng phải chấp nhận bỏ tiền thật ra mua hàng nhái thì ai mà chịu được. Thêm nữa, tác giả bài viết này có cái nhìn hơi thực dụng và phiến diện. VN mình đầy những công ty sản xuất được những sản phẩm tốt vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Xâm lược sao được mà xâm lược. Cứ nhìn vào cái nhu cầu của bọn lắm tiền làm gì k biết -_-
    à, Nhìn cái ảnh minh họa là Trung Nguyên và Sờ-ta-bớc gì gì đó làm tôi lại nhớ đến cái việc người ta sợ cái thằng cà phê Mỹ ấy nó đánh bât Trung Nguyên. Yên tâm đê, gớm đắt lòi pha ra mà uống dở ẹt như thế mấy ai uống.

    • Xã hội đang thiếu niềm tin bạn ạ.Bạn ko thể đòi các doanh nghiệp VN đùng 1 phát làm ra hàng hóa có chất lượng được.Cái gì cũng có cả 1 quá trình lâu dài.Cái tốt nhất mà bạn nói đó cũng phải trải qua 1 quá trình lao động cật lực mới ra.Chưa gì bạn đã đòi hỏi quyền lợi khi bạn chưa ra sức lao động và ủng hộ các doang nghiệp à

      Bạn thiếu niềm tin vào Trung Nguyên,1 thương hiệu mà Đặng Lê Nguyên Vũ dày công nghĩ ngợi.Dù có mùi vị dở như bạn nói nhưng tôi vẫn trân trọng công sức ông đã gầy dựng nên 1 giá trị mới cho VN.bạn hãy thử nhìn lại ý tưởng của ổng: xây dựng VN là 1 địa chỉ cà phê uy tín trên thế giới,xây dựng văn hóa uống cà phê,tiến đánh thị trường Mỹ.Là 1 người VN yêu nước và có lòng tự tôn dân tộc dĩ nhiên tôi sẽ mua ủng hộ cho Trung Nguyên.Đó chính là niềm tin và cũng là lời cảm ơn vì đã cố gắng xây dựng 1 giá trị mới cho VN này

      Mua Iphone mà ko sử dụng hết chức năng,mua SH chỉ để khoe mẽ.Lối sống dựa trên vật chất này rất chi là hời hợt đó bạn biết ko.Chưa kể nó còn giúp cho việc chảy máu ngoại tệ ra khỏi quốc gia nữa.Bạn có biết cái SH đó bên Châu Au người ta dùng nó cho công nhân vệ sinh còn về Việt Nam nó đội giá lên gấp nhiều lần ko.1 quốc gia mà người dân luôn đòi hỏi lợi ích riêng của mình mà ko cống hiến sức lực thì hỏi sự phát triển quốc gia đó sẽ ra sao

      • Tôi chỉ muốn nói những người dám nghĩ dám làm, dám đương đầu sóng gió đứng ra kinh doanh như bầu Đức,Bùi Lê Nguyên Vũ tôi đều khâm phục hết.Mặc dù họ có thành công họ có thể thất bại nhưng có hề gì.Người thiếu cố gắng nhưng lại hay chỉ trích nỗ lực người khác là những người kém cỏi.Tôi muốn chúng ta ủng hộ họ bằng hành động: hãy mua cà phê Trung Nguyên.Nếu cà phê Trung Nguyên mùi vị dở hãy góp ý thẳng cho họ chứ ko tỏ ra coi thường như những người ở trên

        • rất đồng ý với bạn, nhưng 1 khi đã sài sản phẩm hiện đại liệu chúng ta có dám quay lại với sản phẩm Việt?? Khó lắm chứ. chỉ có những sản phẩm như cà phê, chat zalo… thì chúng ta may ra mới ủng hộ sản phẩm Việt được. Chúng ta nên định hướng vào sản phẩm nào có thể cạnh tranh được, không nên dàn trải

        • 1. Bạn đọc lại cmt của bạn Bùi Bùng Binh nha: “Nhìn cái ảnh minh họa là Trung Nguyên và Sờ-ta-bớc gì gì đó làm tôi
          lại nhớ đến cái việc người ta sợ cái thằng cà phê Mỹ ấy nó đánh bật Trung Nguyên. Yên tâm đê, gớm đắt lòi pha ra mà uống dở ẹt như thế mấy
          ai uống.” – bạn ấy đang nói Starbucks.
          2. Ý kiến của bạn về Trung Nguyên, mình đọc qua cứ như bạn phát cuồng ý. Đồng ý là anh Vũ là một người đáng ngưỡng mộ và đang học hỏi, bản thân mình cũng là một người tìm hiểu và thực sự khâm phục anh ấy. Nhưng giọng điệu của bạn theo kiểu cực đoan quá, có những người có lý tưởng, muốn làm giàu bla bla nhưng cũng có những người, chỉ bằng lòng với một số điều giản đơn thôi. Không có cái thước đo người nào đáng phục, người nào không đâu.

Trả lời bảy nổ Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI