20.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bạn sẽ chọn vai gì cho cuộc đời mình?

*Featured Image: Monia Merlo

 

Các bạn trẻ có một câu khá là nổi tiếng nhưng đầy chua chát “Đời không trả cát xê nên việc gì phải diễn.” Thật sự không hẳn là thế, đôi khi những diễn viên hạng A vẫn được cát xê đấy. Như một anh nhân viên quèn diễn vai nịnh bợ với hy vọng cát xê mình được trả sẽ là chút ưu tiên trong một chức vụ nhỏ đang bỏ trống. Một tên lăng nhăng cố diễn vai một anh chàng lịch thiệp, hài hước hoặc sâu sắc để được một đêm cháy bỏng. Một người suốt ngày lên mạng tỏ vẻ ta đây là một người tốt bằng những câu đại loại “Bà lão ấy thật tội nghiệp…” để nhận được chút kính nể…

Cát xê không hẳn là những thứ giá trị mà đơn giản là những gì ta mong có được từ những vai diễn của mình mà thôi!

Nguợc lại, có những vai diễn hoàn toàn không có cát xê như câu nói trên kia, nhưng ta vẫn phải diễn, có thể chỉ là diễn trong vô thức ví như đâu ai muốn biết được những tật xấu của mình, thế là chúng ta diễn. Thật ra làm gì có chuyện ai cũng có thể sống thật với chính bản thân mình, ai cũng cần có những lúc phải tỏ ra này nọ, tức là vẫn phải diễn, vấn để là bạn chọn vai nào cho cuộc đời mình mà thôi.

Vai bi kịch

Trong điện ảnh, nhân vật có số phận bi kịch người ta thường tập trung vào miêu tả nội tâm rất nhiều. Trong vở kịch cuộc đời cũng thế, những người đóng loại vai này nội tâm cực kỳ phức tạp, nói cách khác họ sống chủ yếu bằng nội tâm, bằng rất nhiều suy nghĩ. Họ âu lo cho ngày mai, họ nghĩ cuộc sống quá đỗi khó khăn, họ luôn tin rằng cuộc đời luôn bất công với mình. Họ không phải là những kẻ bi thảm, chính họ tạo nên bi kịch cho chính cuộc đời mình. Rớt đại học, thất nghịêp, thất tình,…không phải bi kịch. Nhưng ta nghĩ nó là bi kịch thì chắc chắn nó sẽ là bi kịch. Đây là một vai chả đặc sắc gì, nếu đã lỡ nhận vai này rồi thì hãy bỏ đi các bạn ạ.

Vai phản diện

Những vai phản diễn rất dễ trở thành kinh điển. Ví như gã Joker trong “The Dark Knight” hay ông bác sĩ tâm thần Hanibal trong “The Silent of the Lambs”. Cuộc đời cũng có nhiều người ghi dấu ấn rất kinh điển bằng những vai ác nhưng hoàn toàn không hào nhoáng như trong điện ảnh đâu. Ta có thể kể đến Lê Văn Luyện hay mới đây nhất là hai cô giáo bảo mẫu của trường mầm non Phương Anh. Bạn có thích những vai đó không? Nổi tiếng, kinh điển nhưng suốt đời bị phỉ nhổ và chắc chắn sống không yên lành gì.

Ngoài những vai phản diện kinh điển thì con người cũng thường sắm cho mình những vai ác cũng khá đặc sắc. Khiến người hết lòng yêu mình đau khổ, khiến ba mẹ đau lòng, làm cho bạn bè tránh xa,… Ích kỷ. Những con người ích kỷ rất dễ đóng vai phản diện dù muốn hay không. Nghĩ cho người khác dường như không dễ dàng gì với họ. Dù sao trong điện ảnh hay ngoài đời thì những vai phản diện luôn bị người đời căm ghét và phỉ nhổ. Nếu đóng phải vai này thì thật sự tồi tệ.

Vai hài

Đem niềm vui, đem nụ cười đến cho mọi người. Họ không nhận được gì đâu, có chăng là sự yêu mến chút ít của mọi người xung quanh. Họ cố làm những trò điên khùng, cố nghĩ ra những câu chuyện nhảm nhí, cố làm cho người khác cười,… đó là những gì tôi có thể nói về vai này. Nghĩ mà xem, cụôc đời mà thiếu vắng họ sẽ nhàm chán đến nhường nào. Cùng cho họ một tràng vỗ tay khích lệ nào!

Vai “anh hùng”

“Khi nào buồn, khi nào hắn hết yêu cậu hãy về tìm tớ, nhé.” Vai này nói đơn giản hai chữ là “khờ khạo”. Chỉ những tên khờ mới đi đóng vai anh hùng thôi các bạn ạ.

Vai chính diện

Có thể có người khi đọc những dòng trên đây sẽ cho là lố bịch bởi những người đa sầu đa cảm hay xấu xa đó là bản chất con người chứ làm gì có chuyện diễn ở đây? Không đâu, chúng ta sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau và chính điều đó làm cho chúng ta khác nhau. Có thể những hoàn cảnh không may, tệ hại khiến chúng ta vô tình hình thành những nhân cách không đúng với bản chất của mình. “Nhân chi sơ, tính bản thiện” ( người mới sinh, tính vốn thiện) Phần đầu tiên trong Tam Tự Kinh đã nói thế còn gì.

Và những nguời lớn lên ít bè bạn, sống trong sợ hãi và lo âu có thể khiến họ luôn nghĩ về những bi kịch. Một người sống đúng với bản chất là gì? Theo tôi đơn giản là những người sống với những gì mình thích, làm những gì mình giỏi, yêu thương những gì tâm hồn mách bảo và biết nghĩ cho người khác. Đó chính là vai hay nhất, tốt đẹp nhất trong cuộc đời này, vai chính, vai diễn đúng với chính con người mình.

Còn rất nhiều loại vai nữa mà tác giả không thể nào đề cập hết, có người đóng vai này, vai kia hoặc hoá thân vào rất nhiều loại vai nhưng suy cho cùng đây là cuộc đời mình nên không có lý do gì phải đóng những vai phụ cho người khác cả. Đóng vai chính của cuộc đời mình chẳng phải rất hay sao. Còn bạn, bạn định chọn vai nào cho cuộc đời mình?

David Bectam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. theo mình nghĩ, bên cạnh “nhân chi sơ, tính bản thiện” thì còn có “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Thượng đế đã tạo dựng con người muôn màu muôn muôn vẻ như những loài hoa trong một khu vườn lớn vậy…cuộc sống muôn màu, con người đa dạng…nói về con người thì không bao giờ hết nhưng cũng từ sự đa dạng ấy mà ta học được nhiều điều hơn.
    cảm ơn bài viết của tác giả 🙂

  2. thực sự thì mình thấy nếu muốn hoàn hảo, thì mổi người luôn cần diễn hết những vai trên trong cuộc đời này. không có ai giữ khư khư 1 khuôn mặt, 1 tính cách, 1 kiểu suy nghĩ mà đi hết được cuộc đời muôn vẻ này đâu

  3. Đồng
    ý với tác giả, và muốn bổ sung thêm: Đời luôn có catse dưới nhiều hình
    dạng. Nhưng catse to lớn nhất là: hạnh phúc. Càng lớn, ta càng có nhiều
    vai diễn, hay nói đúng hơn là vai trò: vai làm con, làm bạn, làm đồng
    nghiệp, là cha mẹ, làm cậu mợ…và mỗi vai đều có đặc thù riêng, nếu ko
    diễn thì ko thể làm tròn vai…trò của mình. Ta vẫn phải diễn đó thôi,
    chỉ có điều, diễn với thái độ thế nào?!

  4. –Cảm nhận về bài viết–
    Bài viết nổi bật với các cụm C-V ngắn, trực tiếp và đơn giản giản với việc lấy các cá nhân làm chủ ngữ duy nhất “họ”. Sự dồn dập này tạo được hiệu ứng rõ nét về sự tồn tại đầy rẫy của các vấn đề tác giả đề cập. Bên cạnh đó, các câu văn được viết dưới dạng khằng định, bộc lộ sự tự tin, chắc chắn của người viết tạo một cảm giác bị thúc đẩy từ phía độc giả trong khi đọc bài. Nổi lên cả bài viết, tác giả dường như muốn công kích và gạt phăng đi những lấn cấn, ảo tưởng còn đọng lại về tính thực tồn của những chiếc mặt nạ mà chúng ta đang đeo; rồi thúc đẩy người đọc tự cởi bỏ chúng ra để nhìn thấy con người thật của mình.
    P/S: bài viết sẽ thú vị hơn nếu phân tích thêm vai người tốt!!
    *Cảm nhận thô sơ, tác giả bỏ quá*

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI