29.4 C
Da Lat
Thứ Tư, 24 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Sống với sự phù phiếm – P1: Dễ dãi với bản thân

*Featured Image: johnathan_roberts

 

Sự phù phiếm, cái từ nếu chỉ nghe lướt qua thì cũng rỗng tuếch không kém gì điều mà từ này định miêu tả. Thông thường, sự để ý sẽ giúp chúng ta nhận ra nó, đó là khi càng hiểu về 1 vấn đề gì đó ta càng thấy nó vô nghĩa. Vì vậy sự phù phiếm thường xuyên đi cùng với nỗi thất vọng vì thật khó mà phát giác ra điều này mà lại không cảm thấy điều kia. Cảm giác thất vọng này tự nó không phải là điều đáng mong muốn, nhưng có lẽ phần lớn động lực của chúng ta đều xuất phát từ đây.

Ngược lại, yên tâm với những điều hình thức, lại là mối nguy hiểm thực sự.

Chúng ta có đang tr nên d dãi, đơn điu

Sự phù phiếm biểu hiện chính trong cách chúng ta hưởng dụng những điều mà cuộc sống mang lại. Một người ăn cốt để no và 1 người ăn để cảm nhận tài năng của đầu bếp là không giống nhau, tìm 1 người để tham gia cùng 1 hoạt động và tìm một người để chia sẻ và làm giàu giá trị sống cũng khác nhau (dù chúng ta thường gọi chung 2 người này là “bạn”). Và để tạo ra 1 tác phẩm giá trị thì khó hơn nhiều một bài báo giật gân, phát biểu những điều người khác thích nghe thì dễ hơn nhiều thay đổi suy nghĩ của một cộng đồng . . . những thứ phù phiếm thành ra đầy rẫy và thừa thãi. Ỷ vào sự sẵn có đấy, con người sao lại không trở nên dễ dãi với bản thân chứ. Tham gia vào 1 hoạt động từ thiện và, bùm . . . ,  tôi trở thành người tốt hơn hẳn hôm qua. Sao lại không chứ?? Tôi đã cho đi cái tôi đang có cơ mà, hành động đó không gọi là hy sinh sao, không gọi là việc thiện sao. Ồ, chỉ đúng một nửa thôi,  nếu thiếu đi sự trăn trở: liệu điều tôi làm có thực sự là điều họ đang cần không ?? Thì đi làm tình nguyện chỉ là cái cơ để đi chơi. Đừng cho rằng ví dụ của tôi đang đi lạc đề, câu chuyện này vẫn nằm trong mối quan hệ hình thức và nội dung.

Có một đầu bếp thiên tài đã từng nói: “Bạn chính là những gì mà bạn ăn.” Sự phù phiếm cũng có tính đơn điệu về nội dung, vì thế dễ phân loại, đánh giá. Con người dựa trên những tiêu chí phù phiếm hẳn nhiên cũng dễ đoán. Không dễ đoán sao được khi xung quanh có bao nhiêu người cùng một mục tiêu, ưu tiên và tiêu chí trong cuộc sống. Bi kịch là ở chỗ, chúng ta không nhận ra được sự nhàm chán đó của bản thân mình. Tại sao vậy, vì với 1 tiêu chí hình thức, chúng ta ngẫu nhiên dễ dàng so sánh bản thân với mọi người và thành ra nhờ việc giống nhau đó chúng ta mới thấy mình khác biệt. Để đơn giản, nếu bạn tham gia vào cộng đồng thích đi du lịch, bạn định vị bản thân so với người khác như thế nào: qua số nước bạn đã đi hay qua những điều mà bạn học được và cái nào nghe mù mờ hơn???

Ai điều khiển ai

Sự phù phiếm ban đầu làm chúng ta mất cảnh giác (dễ dãi với bản thân) rồi khiến ta tê liệt (tự đồng hóa mình với những điều phù phiếm) và cuối cùng khiến ta lệ thuộc vào nó. Một nghiên cứu ở Nhật, tại 1 công ty, người ta lắp đặt 1 căn phòng với các thiết bị đấm bốc có hình mấy ông sếp. Mục đích của việc này là để nhân viên đến đó và . . . xả. Ban đầu mọi người cho rằng điều này sẽ làm giảm stress cũng như các hội chứng thần kinh khác. Sau 1 thời gian được nhân rộng, số lượng người tự tử và mắc các bệnh thần kinh liền . . tăng lên. Đánh giá lại, những căn phòng thế này chỉ khiến nhân viên giảm khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân, dần dần, các vấn đề không thể giữ lại trong riêng căn phòng đó được nữa. Vậy đó các bạn đọc, khởi đầu, ta tiếp nhận sự phù phiếm như một giải pháp tạm thời cho 1 bất ổn nào đó của bản thân: sự trống rỗng, sợ hãi, bất mãn . . . hay cho một bài toán ta đang mắc phải: thiếu khách hàng, không được cấp trên để ý . . . Thế mà ta không nhận ra, cùng với sự thỏa mãn nhanh chóng mà những thứ đó đem lại (mà tránh cho ta phải đối diện trực tiếp với vấn đề) ta dần coi nó như một phần không thể thiếu của bản thân .

Hãy hình dung 1 nhân viên bán hàng trẻ trung, bước chân vào nghề với niềm tin rằng mình sẽ đem lại những sản phẩm tốt nhất cho những con người đang cần đến chúng. Người đó lao ra làm công việc của mình với sự hồ hởi, chăm sóc khách hàng với toàn bộ sự nhiệt tâm và thất bại. Họ tìm đến những người “giỏi” hơn mong muốn tìm ra mình đã sai ở đâu. Và những người này sẽ chỉ cho họ cách thức để biến sản phẩm của anh ta trở nên long lanh trong mắt người mua (không chính thống). Con người khốn khổ ấy hấp thụ hết tất cả những điều đó, và rồi khi nhận được 1 số thành công, anh ta ngẫm rằng phải như vậy mới là chuyên nghiệp còn suy nghĩ hồi trước thì thật là ngây thơ. Bạn không tin rằng anh ta tự hào về điều đó sao, cùng nghe thử câu nói của dân sale nhé: “Nhân viên bán hàng giỏi là người bán được tt c các sản phẩm.” Nếu bạn chạy về công ty và nói rằng khách hàng không hài lòng về điểm A, điểm B. . . . bạn sẽ bị đánh giá là kém cỏi đấy nhé!

Đó là cách anh chàng này biến mình thành công cụ cho sự đòi hỏi của những điều phù phiếm, mà ban đầu anh ta cho rằng nó là công cụ cho các nhu cầu của mình. Còn các độc giả thân mến, câu chuyn ca chính bn như thế nào??

Một cách diễn đạt khác

Nếu có ai đọc đến các dòng chữ này, hẳn họ rất muốn biết câu chuyện sẽ đưa chúng ta đi đến đâu hay liệu chăng có gì để mà suy ngẫm, chiêm nghiệm. Nhằm tránh cho bài viết vướng vào 1 hình thức cũng như rọi sáng vấn đề trên nhiều khía cạnh. Tôi sẽ có 1 cách trình bày khác cho nội dung của loạt bài này:

Một tổ hợp nếu tồn tại, hiển nhiên bên trong nó phải tồn tại một cấu trúc có khả năng tự bảo tồn (trong 1 môi trường nhất định). Tuy nhiên cấu trúc tự bảo tồn này chỉ là 1 bộ phận trong tổng thể tổ hợp (như đoạn ADN giới tính trong cả bộ gien) và không phải bao giờ cũng liên kết chặt chẽ với phần còn lại của tổng thể. Ban đầu 1 tổ hợp được hình thành với 1 chức năng nhất định- được hình thành thông qua quá trình kết hợp ngẫu nhiên và cố định là nhờ “cạnh tranh”. Đây là giai đoạn thai nghén của 1 thực thể có cấu trúc. Tiếp sau đó, phần thực hiện chức năng này được liên kết với 1 cấu trúc tự bảo tồn để đảm bảo sự tồn tại của tổ hợp đang đảm nhiệm 1 chức năng cố định. Giai đoạn này là giai đoạn hình thành và củng cố. Trong quá trình tương tác, tổ hợp thực hiện chức năng bị tách biệt với cấu trúc có khả năng tự bảo tồn. Ở đây cần lưu ý là tổ hợp chức năng (gọi đơn giản là phần có ích) cần gắn với 1 cấu trúc tự bảo tồn hiển nhiên là do cấu trúc này có khả năng tự tái tạo tốt hơn phần có ích kia. Cũng vì đặc tính này, cấu trúc tự bảo tồn nhân bản mình độc lập với phần có ích, kết hợp với các cấu trúc có khả năng khác. Do các cấu trúc bên ngoài không trải qua giai đoạn cạnh tranh sinh tồn ban đầu để đạt được chức năng yêu cầu, thực thể ngày càng bị nhiễm các cấu trúc tạp. Đây là giai đoạn suy thoái. (Để hiểu điều này hãy cứ lấy 1 ví dụ về cái gì bắt đầu xuất hiện thì tốt, sau thì không ai chấp nhận nữa ví dụ 1 triều đại chính trị.)

1 thực thể độc lập lựa chọn các cấu trúc phù hợp với cấu trúc của bản thân, sau khi chấp nhận tổng thể tổ hợp có nguy cơ bị cấu trúc tự bảo tồn xâm chiếm (gắn vào các cấu trúc khác trong thực thể). Nếu điều này xảy ra, quá trình như phần trình bày trên bắt đầu. Do cấu trúc tự bảo tồn cần có vật liệu cho sự tự bảo tổn, nhu cầu của nó trở thành 1 phần nhu cầu của vật chủ. Ban đầu vật chủ có xu hướng tiếp nhận nhiều hơn các tổ hợp có chứa cấu trúc này (cấu trúc này gắn vào đâu thì tổ hợp đó phải đáp ứng nhu cầu của cấu trúc này) – dễ dãi. Sau đó, với lượng tổ hợp hấp thụ đủ lớn, các thực thể bị cấu trúc tự bảo tồn “tái cấu trúc” lại chính bản thể (do đó mới có sự đơn điệu giữa các vật chủ bị nhiễm). Cuối cùng, khi nhu cầu của cấu trúc lần át nhu cầu của chủ thể, chủ thể trở nên lệ thuộc vào cấu trúc ngoại lai.

Nói tóm lại, sự phù phiếm chính là cấu trúc có tính tự bảo tồn mà không được gắn với một tổ hợp có ích.

 Revolutionary

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

1 BÌNH LUẬN

Trả lời Hajime Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,560Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI