18 C
Da Lat
Thứ Năm, 18 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Ý nghĩa thật sự của hai chữ “phản động” đã bị bóp méo như thế nào

Photo: Think Squad

 

Đã theo dõi nhiều cuộc tranh luận trên diễn đàn BBC, tôi nhận thấy những ai bênh vực cho chế độ hiện hành thường kết luận những ý kiến khác là “phản động”, hoặc “nói xấu tổ quốc”. Ở đây tôi xin mạn phép nói về nội hàm của hai chữ này.

Từ điển Hán Việt Thiều Chửu trang 55 định nghĩa: “Động (1) động, bất cứ vật gì, không bàn là tự sức mình, hay tự sức khác mà chuyển sang chỗ khác, đều gọi là động”. “Phản” có khá nhiều nghĩa, nhưng có thể hiểu đơn giản là chống lại, đi ngược lại. Kết hợp hai chữ này ta có một định nghĩa về ngôn ngữ học như sau: Phản động là chống lại với sự thay đổi do tác động của nội lực hay ngoại lực khách quan. Ví dụ như nếu tồn tại một nguyên tử đứng yên không chuyển động thì nó phản động, vì bản thân nó và sức hút của những nguyên tử khác tạo ra những lực bắt nó phải chuyển động.

Chế độ phong kiến Việt Nam ở vào những năm 1900 là phản động vì nó không chịu thay đổi trong khi sự vận động của xã hội Việt Nam cũng như những biến động của tình hình thế giới tạo ra những lực tác động bắt nó phải thay đổi một cách khách quan.

Kinh tế chính trị Mác Lênin là phản động vì nó hầu như không thay đổi trong khi đối tượng nghiên cứu của nó là các phương thức sản xuất, nhất là phương thức sản xuất TBCN đã thay đổi quá nhiều từ thời kỳ của Mác đến bây giờ.

Trình độ văn minh có thể được đo bằng mức độ bạo lực mà một chế độ sử dụng. Bằng việc phải viện đến bạo lực, nhiều chế độ đã thể hiện sự phản động của mình khi chống lại xu thế khách quan của xã hội là đối thoại thay cho đối đầu. Chính quyền Mĩ là phản động vì đã đem quân đến xâm lược Iraq, các tổ chức Hồi giáo cực đoan là phản động vì nó cổ súy cho bạo lực, đổ máu. Chính quyền cộng sản Bắc Kinh là phản động khi kéo xe tăng quân đội vào đàn áp những trí thức bất mãn tại quảng trường Thiên An Môn. Cũng như thế, chế độ cầm quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt khi họ tuyên truyền cho những tư tưởng đã lỗi thời đến 150 năm như triết học Mác, tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo.

Trong thế giới ngày nay, hội nhập đã là tư tưởng chính trong mọi mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam đang phấn đấu gia nhập WTO là một động thái tiến bộ của giới lãnh đạo. Với những gì mà nhân dân Việt Nam đang cố gắng thể hiện, việc gia nhập WTO sẽ chỉ còn là sớm muộn mà thôi. Tuy nhiên cuộc chơi nào cũng có những quy tắc của nó và những thành viên không có cách nào khác là phải chấp nhận và thực thi những quy tắc ấy một cách tuyệt đối. Dân chủ cũng là một trong những quy tắc ấy và nó đang là một trong những lực chính kéo Việt Nam ra khỏi pháo đài bảo thủ, giáo điều của chủ nghĩa Mác. Tuy vậy, Việt Nam chưa thấy có động thái gì là tiếp thu những tư tưởng mới (HS-SV vẫn phải học một tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác) và tình hình dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa có thay đổi nào, qua đó chính quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt.

Ở Việt Nam, từ xưa đến nay người ta thường đánh đồng (một cách vô thức) “phản Đảng”, “phản quốc” với “phản động”, những người không tán thành đường lối của Đảng thì ngay lập tức bị coi là phản động, chống lại tổ quốc và bị người ta tránh như tránh hủi, vì không muốn mang vạ vào thân. Đảng đã bóp méo ý nghĩa thực sự của hai chữ “phản động”, gán cho nó những ngữ nghĩa mà Đảng muốn. Không ngạc nhiên nếu có ai đó gọi tôi là “phản động” vì những gì tôi đang viết ra, không phải vì họ cực đoan khuynh tả, mà là vì từ nhỏ họ đã được giáo dục rằng: Đảng nói ai phản động thì người đó là phản động, đảng nói ai tiến bộ thì người đó là tiến bộ.

Tiêu chuẩn để đánh giá tính phản động hay tính tiến bộ phải là thực tế khách quan. Tuy nhiên trong chế độ cộng sản, người ta sử dụng tư tưởng của Đảng như một chân lý tuyệt đối, một tấm gương để soi vào đó và quyết định xem ai, ý kiến nào là phản động hay không phản động.

Đương nhiên khi tư tưởng của Đảng thay đổi thì cách đánh giá này cũng bị thay đổi theo. Trước năm 86, nếu có ai nói rằng cần chấp nhận sự đa nguyên về thành phần kinh tế thì sẽ bị coi là phản động, phản quốc, xét lại cơ hội. Nhiều người như ông Kim Ngọc – Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã phải trả giá do sự đổi mới trong tư tưởng của mình, khi ông cho khoán chui để cứu đói cho dân. Sau Đại hội 6, Đảng chấp nhận đa nguyên kinh tế, thì ông lại được đề cao như một Đảng viên chân chính, một người yêu nước vĩ đại,… Những tư tưởng cũ không chấp nhận những thành phần kinh tế đứng ngoài nhà nước và tập thể, thì bây giờ lại bị coi là phản động.

Trước đây ta có các cải cách cải tạo tư bản tư doanh, CCRĐ với tư tưởng chủ đạo là tiêu diệt tận gốc mọi mầm mống của CNTB, thì nay Đảng còn dự định cho Đảng viên làm kinh tế không giới hạn, nói trắng ra là cho phép các đảng viên cộng sản trở thành các nhà tư bản! Các nguyên tắc ngày hôm qua đã trở nên đảo ngược vào ngày hôm nay và chắc rằng sẽ còn thay đổi hơn nữa vào ngày mai. Biết đâu những người mà hiện đang bị coi là phản động như các ông Đỗ Nam Hải, Hoàng Minh Chính, Đặng văn Việt, Nguyễn thanh Giang, lại trở thành những “nhà cải cách”, “người đại diện trung thành cho lợi ích của nhân dân” vào thời điểm có những tư tưởng tiến bộ trong hoạt động của Đảng một ngày nào đó?

Những người dám đưa ra những ý kiến cá nhân của mình trên BBC này, tôi cho rằng đều vì một lý tưởng cao đẹp vì sự phát triển của Tổ Quốc, chỉ có điều mỗi người có cách nhìn nhận và giải pháp khác nhau mà thôi. Những ai muốn đất nước dân chủ hơn, muốn đa đảng đa nguyên, chắc chắn không phải vì động cơ xấu. Những người cổ vũ cho chế độ hiện hành chắc cũng không ngoài mong muốn đất nước được ổn định, phát triển. Không có ai là người “bán nước”, “nói xấu tổ quốc ở đây cả”. Những kết luận vội vàng đó là hết sức nghiêm trọng đối với tự ái và sĩ diện của mỗi người.

Anh có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người Việt Nam còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc.

 

 

Trương Hùng, BBC

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Đứng trên phương diện khách quan, bài viết của anh không giải quyết được vấn đề gì!
    1. Anh nói tư tưởng Mác cũ, lỗi thời? Chỗ nào? Việt Nam không chịu tiếp nhận những tư tưởng mới? Mấy cái mới của anh đâu? mang ra so sánh xem ăn thua thế nào tôi còn hùa theo chứ?
    2. Những suy nghĩ của anh cảm xúc thật, nhưng cũng vì nó cảm quá mà tôi xúc mãi chả được gì. Đồng ý, anh đã trải nghiệm qua nhiều rồi mới viết, bài viết là một phần đời của anh, nhưng tôi chưa trải, chưa nghiệm qua nên thấy nó “sáo”.
    3. Cuối cùng, chế độ nào cũng có cái không hay của mình, Tư Bản thối, Cộng sản cũng đầy cái không thơm. Nhưng nhìn chung cả hai đều hướng tới việc phát triển đất nước, bảo vệ con người, cái nào nhiều hơn xin miễn bàn, tốn đất. Chỉ khuyên là công dân trong chủ nghĩa nào thì hãy cố gắng để mình đặc sắc trong chủ nghĩa đó, không ai có quyền ngăn cản anh. Đất nước đang có những chuyển động tích cực, bớt thông minh lại, cống hiến nhiều hơn, chắc chắn anh sẽ có nhiều thứ hay hơn để viết.

  2. Cũng như thế, chế độ cầm quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt khi họ tuyên truyền cho những tư tưởng đã lỗi thời đến 150 năm như triết học Mác, tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo.
    Tôi hỏi ông, ông đang định nghĩa chữ phản động, ok, coi như là đúng. Bây giờ ông hãy định nghĩa thế nào là tư tưởng lỗi thời nào?
    Tôi ý kiến với ông thế này, nếu ông là một con người thật sự như những bài viết, lí luận của mình thì hãy đọc, tôi không thích nói chuyện với kẻ vô học. Thứ nhất, rõ ràng, Đảng ta có những sai lầm thật sự, nạn tham nhũng, luật lệ kiểu ao tù vẫn còn xảy ra, chính quyền chưa gương mẫu còn đầy, mặt khác, về mặt lí luận Đảng còn nhiều điểm chưa tiến bộ, chưa văn minh, tôi nhấn mạnh là chưa văn minh chứ không có nghĩa là sai trái. Nhưng, ông có nhận thấy nhà nước ta ngày đang hoàn thiện không, đời sống, GDP và bình đẳng xã hội ngày càng được đề cao. Ông có thấy ông công an nào cầm súng bắn trực diện vào thằng phạm nhân như Mĩ, nơi mà bọn dzâm chủ luôn tung bông tung shit là thiên đường của dân chủ không, bên Mĩ, chỉ cần ông cần cờ của thế lực đối lập với chính phủ, các Đảng, thì ông sẽ ăn kẹo đồng ngay, kể cả ông tuyên truyền cái gì đó chống lại, đi trái lại lợi ích của chính phủ là đã lên dĩa rồi! Đừng tỏ ra hiểu biết (như một bài viết của ông ấy), ông đang nhầm chữ phản động với những thứ khác nhé! Đừng đánh đồng CS VN chúng tôi với lại bọn tung cẩu!
    Điều thứ 2 tôi muốn nhắc ông là, ông bảo đất nước XHCN, đi theo tư tưởng CS thì không dạy Mac-Lenin thì dạy gì? Rõ ràng, nó quá cũ kĩ, nhưng từ cái cũ kĩ đó thì sinh viên chúng tôi mới mở được tí óc ra mà hiểu được cái mới chứ! Ông bảo "Tuy vậy, Việt Nam chưa thấy có động thái gì là tiếp thu những tư tưởng mới (HS-SV vẫn phải học một tư tưởng duy nhất là chủ nghĩa Mác) và tình hình dân chủ tại Việt Nam vẫn chưa có thay đổi nào, qua đó chính quyền Hà Nội đã thể hiện sự phản động rõ rệt.". Như vậy, ông khẳng định phản động có nghĩa là làm theo chính tư tưởng của dân tộc à? Ok, thế cả thằng Mĩ, sao nó không dạy về Mac-Lenin trong trường học, chỉ toàn dạy về chủ nghĩa tư bản? Thế trong cả giáo dục, thằng Mĩ nó cũng phản động à? Điều này ông hoàn toàn sai rồi! Đó giống như một điều tất yếu vậy, người ta rõ ràng phải dạy cho con em đi theo những gì ông cha đã ngã xuống để xây dựng bảo vệ nó.
    Điều cuối cùng, tôi muốn nói với ông, dân Mĩ, dân Tàu, kể cả dân ta nữa, ai ai cũng yêu hòa bình, chẳng ai muốn chiến tranh cả, thì rõ ràng, đối thoại là cách văn minh nhất. Ông bảo chính quyền của chúng tôi "tư tưởng đấu tranh giai cấp với bạo lực là yếu tố chủ đạo." là thể hiện ông đang ở campuchia hoặc lào mà ngồi chõ mõ qua Việt Nam nói rồi! Ông thấy thằng VN chúng tôi im im vậy, nhưng không có nghĩa là chúng tôi sợ, im lặng. Giờ thằng tàu cẩu nó đâm cái tàu để lấy le, cũng đòi đánh nó như thằng Triều Tiên vậy, chả phải là ăn cấm vận của quốc tế à, làm *** gì mà ăn nữa, thay vì thế chúng tôi đi theo những kiểu mà xưa nay, không làm thôi, làm thì thắng! Ông tìm cái bạo lực trong Đảng của tôi đi! Ông tìm ra về đây, về Đà Nẵng tôi cho ông vài chục triệu! Đây là điểm thể hiện sự thiếu tầm nhìn của ông rồi!
    Ông muốn Đảng cải cách, muốn đất nước đi lên thay vì ngồi đây chém gió, hãy dùng hiểu biết của ông đi mà giúp mọi người, giúp đất nước, anh hùng bàn phím chả để làm gì. Tôi nói chuyện với ông như những người hiểu biết, còn nếu muốn chửi nhau thì tôi nghĩ không cần thiết!
    Hơi dài, đọc hơi mỏi giò, nhưng mong là ông biến thành một người có ích chứ không phải anh hùng bàn phím!

    • Mình cũng có những ý kiến như sau cho bạn.

      Thứ nhất, nước Mĩ dân chủ thật sự, cảnh sát Mĩ chỉ nổ sung vào tội phạm nếu tội phạm có hành động chống trả (cụ thể là bắn lại). Cảnh sát mình thì phóng viên tác nghiệp hiện trường dù xuất trình thẻ nhà báo vẫn bị đánh gần chết. Dẫn chứng đây:

      http://www.youtube.com/watch?v=i8iQIGy1zjg

      Thứ hai, về vấn đề giảng dạy CN Mác Lenin thì đúng, vì nó cũng là 1 hệ tư tưởng lớn của thế giới. Nhưng quan trọng là đừng cho môn này vào chương trình chính, bởi vì môn này thuộc lĩnh vực triết học, không phải sinh viên nào cũng muốn học, cần điều chỉnh để sinh viên có quyền lựa chọn. Còn bạn nói Mĩ không dạy CN Mác Lenin là sai, vì họ vẫn dạy, nhưng chỉ là 1 môn học tự chọn, sinh viên nghiên cứu triết học muốn thì có thể học, chứ không cấm đoán. Ngoài ra ở Mỹ không dạy một môn nào như bạn nói là Chủ nghĩa tư bản cả, người ta được tự do lựa chọn môn học mình muốn, cái đấy mình gọi là tự do.

      Thứ ba, về vấn đề muốn đánh hay không thì tất nhiên ý kiến của mình là không, nhưng ta cũng không thể im lặng mãi được. Ta có thể hành xử văn minh như Philippin đó là kiện ra Tòa án quốc tế, thử hỏi 1 nước văn minh hiện đại mà không biết sử dụng luật pháp thì nước đó có còn là 1 nước văn minh hay không? Ta tuyên bố chủ quyền của mình ở 2 quần đảo, ta viện ra Luật biển rồi Công ước biển nhưng khi ta bị xâm lấn thì ta im lặng, kêu gọi sự tôn trọng của Tàu, tại sao ta không sử dụng Luật biển và Công ước biển đi? Ta không cần hung hăng như Triều Tiên để bị cấm vận, ta cần thực hiện theo đúng luật pháp để thế giới tôn trọng là một nước có pháp trị.

      Tóm lại, thân là sinh viên ngành luật, mình nghĩ chuyện Đảng sai hay đúng thì còn chưa xác định, bởi vì không có cái gì là đúng mãi mãi được. Nhưng trong hành động thực tế của Đảng chỉ đạo Nhà nước thì rõ ràng còn nhiều vấn đề bất cập, tiêu cực, nếu Đảng không chỉnh đốn ngay thì Đảng sẽ mất nhân dân thôi.

      • Like bạn, mình thấy bình luận phía trên đã đưa ra cách lập luận đầy cảm tính và tranh luận đầy nguỵ biện, nó ko giúp xây dựng hay làm rõ điều gì cả. Bạn nghe có lý hơn nhiều

  3. Le Hung tôi nghĩ đợi những con người ảo này tỉnh giấc thì thật là lâu và cũng thật là xa. Tôi cũng đã như cậu ta, từng là 1 con ếch nơi đáy giếng. Thế nên tôi chọn thay vì bỏ mặc thì nên kéo cậu ta lên miệng giếng. Sau đó lựa chọn chui xuống đáy giếng hay ngước mặt ra bên ngoài là tự thân cậu ta. Tới đó tôi không quan tâm nữa.
    1 lí do khác nữa là việc yêu cầu cậu ta giải thích, nếu đủ tư duy để phân tích và biện luận thì cũng đủ tư duy nhận biết sự mâu thuẫn và khập khiễng. Còn nếu mù mờ tới mức không thể phân tích được chính tư duy của mình thì cậu ta nên về nhà học lại môn tiếng Việt thay vì online và cổ xúy cho cái yêu nước nửa mùa trên @@

  4. Mày có quyền không tin, không ai cản được mày. Nhưng, tao nói thẳng, mày là thằng đang bị u mê, và mày không biết được điều đó ngay lúc này. Tao đã từng như mày, tao hiểu rất rõ cái cảm giác của mày, rõ đến tận chân tơ kẽ tóc luôn. Nhưng hãy nhớ, một người không bao giờ biết là mình bị u mê cho đến khi anh ta tự mình tỉnh giấc. Hi vọng, sẽ đến ngày mày tỉnh được giấc mộng của mày

  5. Trường Phong Mình có một lời khuyên cho bạn, đó là khi nói với những thằng ảo tưởng như thằng này, cách tốt nhất là không phải tranh cãi với nó. Không một ai biết là mình đang bị u mê cho đến khi một ngày anh ta tư mình tỉnh ra. Tôi trải qua cái thời kỳ như thằng này rồi, tôi thừa hiểu nó nghĩ gì. Cái cảm giác khi mà thấy người ta viết ra những tư tưởng mới mẻ, hay thì bảo đó là nói láo, bảo đó là nói xạo, rồi là giở cái giọng :"yêu nước" ra để biện bạch, chối khéo cho sự ngu si của mình.

  6. Vũ Tiến vậy cái hiểu đấy là như thế nào ? Sao không nói rõ ra cho tất cả cùng biết, cùng hiểu. Nói chung chung là nó sai, nó ngụy biện thì ai biết sai thế nào, ngụy biện ra sao ?
    Tôi đang thắc mắc và phân vân giữa 2 luông thông tin của bài trên và của bạn, vậy nên mới đi hỏi câu trả lời cho mình và cho những ai sẽ thắc mắc.

  7. phản động khác phản quốc, chống chính quyền ko phải là chống Tổ quốc. Trước nay mình vẫn nghĩ vậy, và đọc nhiều bài trên bbc và cả hội gét bọn phản động rồi

    🙂 Miễn là anh giúp ích cho đồng bào, tôi sẽ giúp anh, ko cần biết cách của anh như nào, nhưng lưu ý, hãy cẩn thận với chính quyền, cái mà trái ý với chính quyền sẽ khó áp dụng lắm, bao giờ chính quyền muốn thì nó mới được dùng, chính quyền biết nhiều lắm mà vấn đề là họ cho rằng cái gì đúng và cái gì sai thôi. Nhớ đấy!

Trả lời Vũ Tiến Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI