19.3 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Mục đích thật sự của giáo dục?

Ảnh minh họa (1): Painter on the road to Tarascon – Vincent Van Gogh

Con người vì ‘mang vác’ trên mình qua nhiều thứ nặng nề, có lẽ không thật cần thiết, không ngẩn mặt nhìn lên, nhìn vẻ đẹp tự nhiên và luôn phải ‘đi trên cái bóng’ của chính mình. Sao có thể gọi là con người tự do? Sao để đánh mất ‘cái bóng’? ‘cái bóng’ xám xịt và không đẹp đẽ gì.

MỤC ĐÍCH THẬT SỰ CỦA GIÁO DỤC LÀ GÌ?

“Khi mà mỗi người có cùng một tầm nhìn tốt đẹp, cùng nhận thức, và cùng nhau hành động thì chúng ta sẽ có Một-Thế-Giới với tầm nhìn rộng lớn với nhiều hy vọng và ước mơ ngọt ngào có thể thành sự thật.” (thông điệp bài hát One Vision – Queen)

“Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bạo ngược bất công là soi sáng đến hết mức có thể tâm trí của quần chúng và đặc biệt là cho họ tri thức và sự thật.” – Thomas Jefferson

“Thế giới đã chịu tổn thất quá nhiều, không phải bởi vì những kẻ xấu mà vì sự im lặng của người tốt.” – Napoleon

“Sự im lặng cũng như một bệnh ung thư đang phát triển, nó cần phải được ngăn chặn.” – thông điệp của Simon and Garfunkel từ The Sound of Silence

“Nếu chúng ta mất tinh thần, buồn và chỉ phàn nàn, chúng ta sẽ không giải quyết vấn đề của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ cầu nguyện cho một giải pháp, chúng ta sẽ không giải quyết vấn đề của chúng ta. Chúng ta cần phải đối mặt với chúng, để đối phó với chúng một cách nhẹ nhàng mà không cần bạo lực, nhưng với sự tự tin – và không bao giờ bỏ cuộc. Nếu bạn áp dụng một phương pháp nhẹ nhàng, bất bạo động, nhưng cũng đang do dự trong lòng, bạn sẽ không thành công. Bạn cần phải có sự tự tin và theo kịp những nỗ lực của bạn – nói cách khác, không bao giờ bỏ cuộc..” – Dalai Lama 14

 

Học để làm gì? Học để làm gì?

Học để trở thành người tự do thật sự

Vì người tự do luôn tự tin.

Tự tin là một vấn đề ở bên trong, bên trong tâm, thâm tâm, sâu trong lòng… mỗi người. Tự tin là cái mà chắc chắn, thật sự, không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài, vật chất bên ngoài, ai đó bên ngoài. Tự tin thật sự là vấn đề của nhận thức, của kiến thức, của những giá trị tốt đẹp, hữu hình hay vô hình mà ai đó theo đuổi, tin tưởng và nắm giữ, những giá trị sẽ đem điều tốt đẹp cho mình cùng với người khác xung quanh.

Chắc chắn một điều rằng, không một ai thật sự tự tin sâu trong thâm tâm khi mà người đó đang làm một điều sai hay một điều xấu, không tốt hoặc có hại, tổn thương hay không lợi ích gì, cho người khác hay môi trường xung quanh. Nói ngắn gọn thì tự tin sẽ đem lại tự do và bình an trong tâm hồn. Ngược lại là sự bất an hay lo lắng hay sợ sệt hay nghi ngờ hay ích kỷ hay giận hờn hay ganh tỵ hay chấp trách hay ngã mạn hay tự cao hay tham lam hay mê lầm… trong lòng. Là sự thường xuyên bất an trong lòng. Điều này là nguyên nhân quan trọng nhất của sự thiếu hạnh phúc, nhiều buồn đau, thường hay dằn vặt nội tâm, hay sự không như ý, hay sự bất toại nguyện… mà rất nhiều người gặp phải thường xuyên trong đời sống.
Nếu 1 người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sự từng trãi, sẽ nhìn thấy rõ điều này trong ánh mắt, giọng nói, cử chỉ v.v.. của mỗi người. Bên trong và bên ngoài phản ánh lẫn nhau. Nghĩa là sự tự tin rất dễ bị phát hiện ra nếu đó là sự tự tin không chân thật, không tự nhiên, nói khác hơn là giả tự tin. Không dễ gì để ai đó trong trường hợp nào cũng tự tin, nhưng tối thiểu cũng không nên giả tự tin.

Tự tin cũng là sự không tự lừa dối/ tự huyễn hoặc chính bản thân mình (đương nhiên cũng phải không lừa người khác nữa), tự tin là sự đơn giản-đơn giản thật là chính mình

Tự tin, một cách đúng đắn, cũng sẽ đem đến trách nhiệm cùng sự dũng cảm một cách tự nhiên ở trong lòng: Vì khi ai đó có đủ tự tin vào mình và những gì tốt đẹp mà mình theo đuổi, chắc chắn họ sẽ có đủ dũng cảm và trách nhiệm để chia sẽ nó với người khác, người thân, người họ tin tưởng, người quan trọng với họ, vì sự cần thiết phải giữ gìn những giá trị đúng đắn tốt đẹp và luôn luôn, vì sự chia sẻ không bao giờ là một điều dễ dàng thuận lợi. (Sự chia sẻ và sự tiếp nhận là một vấn đề khác cũng rất quan trọng mà sợ quá dài để nói ở đây.)

Và khi tự tin, ta nhẹ nhàng bao dung, chúng ta tha thứ, chúng ta có lòng biết ơn chân thành ngay cả với điều nhỏ nhỏ nhoi, và dĩ nhiên cả sự kiên nhẫn nữa, để làm điều tốt đẹp có ý nghĩa cho người khác, thậm chí là hoàn toàn xa lạ, với “Sự Khiêm Nhường, sự tử tế và sự lãng mạn,” (****) (San Francisco – Be Sure To Wear Flower In Your Hair)

Khi tự tin đã thật sự nảy sinh ở bên trong, ta chịu được áp lực từ bên ngoài. Tự tin ta dám nhìn thẳng vào những lỗi lầm của mỗi-người-trong-chúng-ta, dù là nhỏ nhất, để phân tích sự việc đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, hay không đúng cũng không sai, điều tốt điều xấu và điều không tốt cũng không xấu, để rút kinh nghiệm, để học từ sai lầm, để phát triển bản thân, để trở nên trí tuệ hơn, mạnh mẽ hơn. Có tự tin ta sẽ biết đâu là sự thật, đâu là lẽ phải, đâu là điều trái, đâu là điều gì nên nắm giữ, đâu là điều gì phải từ bỏ, đúng vậy không?
Với sự tự tin vào chính mình, chúng ta không phán xét mọi thứ theo góc nhìn riêng của ta, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận sự khác biệt giữa mình và người, chấp nhận và bảo vệ sự đa dạng, nói chung.

Vì hiện thực thế giới ngày nay đã chứng minh cho giá trị của sự tự tin – tự do – sự thật – là nền tảng cho sự sáng tạo, phát triển và chân lý, nên câu hỏi đặt ra là: “Như vậy, tự tin – tự do – sự thật – sự bình an trong tâm – có đáng để ai đó phải học hỏi, tìm kiếm và thử thách hay không?”

Tự tin nếu xét cho kỹ ta sẽ thấy đó là nền tảng của sự thành công, nền tảng của hạnh phúc, nền tảng của sự thành tựu các mong ước của mình. Ta sẽ dễ dàng tìm được các ví dụ sống động trong cuộc sống… chứng mình cho sự thật này. Có tự tin, bạn có nền tảng để có tất cả, nhưng có lẽ bạn phải đánh đổi bằng ‘cái tôi’ ‘cái bản ngã’ của chính mình.

Việc học đích thực, nói khác hơn, là việc đi tìm sự tự tin đích thực chắc chắn là một ‘hành trình dài và ngoằn nghèo’ (mượn tựa đề bài hát ‘the long and winding road’ của the beatles) [2] với nhiều vấp váp, nhưng tin rằng rất đáng để thử.

Vậy mục đích thật sự của sự học và giáo dục có phải là tạo ra những người công dân tự do, tự tin, bình an nội tâm, dũng cảm và có trách nhiệm để tránh điều xấu xa và bảo vệ điều tốt đẹp đúng đắn, hay không? Những công dân đó sẽ giảm thiểu điều xấu, gánh nặng cho xã hội và bảo vệ lẽ phải và sự tốt đẹp trong cuộc sống, phải không?

Trong hiện trạng xã hội của chúng ta ngày nay, nền giáo dục, sự học và dạy, nhìn tổng thể là bức bức tranh nhiều màu sắc nhưng chủ đạo vẫn là màu xám sen lẫn những mảng tối. Nó gợi cho nhiều nhiều người ở trong cũng như ở ngoài nhìn vào có một cảm giác bao trùm là nặng nề và khó chịu, tốn nhiều thời gian nhưng ít hữu dụng, có thể ví như là đêm tối đen trống vắng những ánh sao.

Tự hỏi rằng là khi nào bức bức tranh này sẽ chuyển sang thành sáng sủa những màu sắc, vui tươi và lãng mạn, sống động và đẹp đẽ, như ‘bầu trời đêm ngập tràn ánh sao'[3] (Starry, Starry Night), như hình ảnh tạo ấn tượng sâu sắc về con người cùng thiên nhiên đa dạng tươi đẹp những tia nắng ấm áp… như trong những bức tranh rất đắc giá của danh họa Vincent Van-Gogh?[3] Người nghệ sĩ nào, những ai, sẽ có tài năng thậm chí là phép thuật để làm được điều đó cho nền giáo dục của chúng ta?

Trong khi chờ đợi họ xuất hiện, có lẽ mỗi-một-cá-nhân-trong-chúng-ta nên tự bắt đầu bằng việc tự định nghĩa lại trong nhận thức của mình, hãy tự hỏi mình rằng, vậy thật sự việc học là gì? mục đích việc học là gì? ý nghĩa việc học là gì? phương pháp học là gì? ai sẽ là người ta phải học theo? ai dạy ta học? học ở đâu? bao nhiêu phần trăm là phải tự học? giá trị đem lại cuối cùng là gì? ta hay ai khác phải chịu trách nhiệm cho việc học hay cho kiến thức của chính ta? vân vân và vân vân

Nhiều câu hỏi cho việc học được đặt ra và chìa khóa được dấu bên trong bên trong mỗi người, trong nhận thức. Và khi ‘cánh cửa của nhận thức được mở thì hình trình đến với tự do sẽ không còn xa, vì con đường và mọi thứ đã hiện ra trong suốt đến vô cùng’ (The Doors of perception). Nói cách khác, khi cánh cửa tự tin đã mở ra, không gì là quá muộn. Không gì không thể. Chỉ cần liên tục đặt đúng câu hỏi (?) Và rồi kiên nhẫn ‘lắng nghe và đi theo’ ‘tiếng-nói-ấm-áp-âm-thầm-vang-vọng-ở-ở-bên-trong bạn’, bạn sẽ đến cái đích mà bạn muốn, đúng nơi, đúng lúc. (tôi biết là có một bí mật thật thật sự được cất dấu ở ở đây). Hãy liên tục kiếm tìm, không bao giờ bỏ cuộc……

Hãy suy nghĩ, thật sự suy nghĩ sự thật, hãy tìm mục đích thật sự của Giáo Dục, vì nói theo cách của người Mỹ là: ‘Vào sự thật, chúng ta tin tưởng’ / (in truth we trust.)

Hãy tìm kiếm, hãy lắng nghe âm thanh-thầm lặng-vang vọng của sự thật, hãy đừng ‘bịt tai mình lại’, hãy đừng “tự cắt mất tai mình”, như thông điệp mà ‘Van-Gogh đã chịu bao đau đớn’ để nói-thì thầm với chúng ta.

Hãy để sự thật-tự do thật sự lên tiếng, và, với lòng tin, chúng ta sống và chết không hối tiếc

Ảnh minh họa (2): Self-portrait with Bandaged Ear– Vincent Van Gogh.

Con người tự bịt kín mình lại, tự bịt tai mình, tự cắt tai mình (để khỏi phải nghe sự thật..), có mắt-có thị giác-nhưng-không-có-tầm-nhìn… có lẽ đó là những người tự kỹ, ích kỷ… họ quên rằng, phía sau họ là những trẻ thơ, phụ nữ.. cần được làm gương, được dạy tốt và được che chở vân vân và vân vân.

Tham Khảo:

1. Giáp Văn Dương, GiapSchool.org – Tự Thân Khai Sáng, ‘Con người tự do là đích đến của giáo dục’

2. Nina Simone: I Wish I Knew How It Would Feel To Be Free

3.  The beatles – The long and winding road

4.  Mượn giai điệu ấm áp hình ảnh với rất nhiều ý nghĩa của bài hát Starry, Starry Night hay còn gọi là Vincent của danh ca Don Mclean với những tuyệt tác của danh họa Van-Gogh.

5.  “San Francisco (Be Sure to Wear Flowers in Your Hair)” – Scott McKenzie , bài hát lừng danh được yêu thích của ‘hiện tượng xã hội’ vô cùng đặc biệt của thế kỷ 20, SUMMER OF LOVE, phản đối chiến tranh hủy diệt Việt Nam ở Mỹ và lan ra khắp Thế Giới. .

6.  Simon and Garfunkel, The sound of silence

 

Biển Việt Nam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Thanks lời bình. Bài viết thể hiện tính Tự Do nói chung của mọi sự vật hiện tượng đối tượng.
    Bạn có thể đọc kỹ lại bài viết, đã có 1 số cập nhật, hoặc có thể xem thêm bản trình bày gốc có thể bạn sẽ hiểu rõ hơn, ở đây:
    https://www.facebook.com/notes/nguyen-tan-huynh/m%E1%BB%A5c-%C4%91%C3%ADch-th%E1%BA%ADt-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt/10201595811111335

  2. cá nhân tôi thấy bài này múa bút nhiều quá, dùng quá nhiều câu chỉ để nói 1 ý, cho nên bài dài ra. Chưa kể mục đích của học là gì ? tác giả nói là để tự tin thật sự. Theo tôi tự tin chỉ là hệ quả của thực học mà thôi, không phải là cái đích. Chính tác giả cũng thừa nhận "Nếu một người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sự từng trải, sẽ nhìn thấy rõ điều này trong ánh mắt, giọng nói, cử chỉ ", vâng khi mà A suy ra B thì A mới là cái gốc, B chỉ là 1 hệ quả, bởi vì A không chỉ suy ra B mà còn suy ra C,D,E,F,… vd như có thực học sẽ suy ra giàu có, thực sự có nhiều người nghĩ rằng học để làm giàu chân chính, điều này cũng chẳng sai.

Trả lời Nguyễn Kiến Long Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI