28 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Người học và người dạy chỉ cần tôn trọng lẫn nhau là đủ

*Photo: Cherry Kisses

20/11
Có lẽ là mấy ngày sắp tới, trên báo chí như thường lệ sẽ lại lặp lại những câu chuyện và kỷ niệm này nọ hết sức sáo mòn và ảo não về hình ảnh các thầy cô giáo cũ mà chúng nó đã kể từ năm này sang năm khác: nào là những người lái đò năm tháng, bụi phấn bay bay lớp học chiều thu, mái tóc thầy pha sương thế này rồi điểm bạc thế kia, rồi ơn huệ này nọ. Đọc lên có cảm giác như các thầy các cô là những nhân vật đáng thương, liên tiếp bị bỏ lại đâu đó trên đường đời của chúng nó.

Các thể loại lãnh tụ tủ lạnh cao cấp, như thường lệ, sẽ lại đi thăm một số thầy cô giáo cũ, làm như quan tâm đến giáo dục lắm không bằng, và cũng muốn chứng tỏ với nhân dân là ngày xưa chúng tớ cũng có đến trường đấy nhé.

Chán kinh hoàng.

Mình nghĩ những người thầy người cô xứng đáng có có mặt trong các kỷ niệm một cách vui vẻ, tự nhiên và dễ chịu. Họ đã hoặc đang làm công việc dạy học để kiếm sống và họ sống cuộc đời của họ, như bao người khác trong xã hội này.

Gia đình mình nhiều đời theo nghiệp sư phạm. Ba mẹ mình từng muốn mình trở thành một thầy giáo dạy toán vì hồi đó mình học toán cũng tốt và có vẻ như mình có chút năng khiếu về sư phạm. Nhưng lúc đó mình không muốn và cũng không thực sự muốn trở thành ai hay cái gì. Tuy nhiên thật thú vị vì suốt quãng đời đại học, mình đã có thể kiếm đủ tiền ăn tiêu nhờ việc dạy thêm các thứ như toán và ngoại ngữ. Dạy từ các em nhỏ học lớp 2 đến người lớn và trình độ sư phạm của mình ngày càng tiến bộ. Bây giờ thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi mình vẫn đi dạy ở Sài Gòn. Không phải chỉ là kiếm tiền ( vì thực ra cũng chẳng nhiêu), nhưng cảm thấy thích thú với việc dạy học. Ví dụ việc dạy ngoại ngữ cho một người từ lúc họ chưa biết gì đến khi họ có thể tự tin thoải mái giao tiếp nói chuyện được là một điều thật tuyệt vời. Điều đó tạo cho mình động lực và cảm hứng để truyền đạt kiến thức cho người khác chứ không phải là dạy xong để nhận thù lao.

Quan niệm về thầy trò của mình cũng khác xưa nhiều. Thầy trò và giáo dục ngày nay không đơn thuần chỉ diễn ra theo cách truyền thống ở trường lớp. Sự học có thể diễn ra bất cứ lúc nào, ai cũng có thể trở thành người truyền đạt kiến thức cho mình, kể cả là một đồng nghiệp trẻ hơn mình nhưng nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn về một vấn đề chủ đề gì đó cũng có thể thành thầy của mình trong một buổi chiều training chẳng hạn.

Người học và người dạy chỉ cần tôn trọng lẫn nhau là đủ. Sự biết ơn theo mình là không cần thiết phải nhấn mạnh. Quan hệ thầy trò nên được thể hiện một cách chuyên nghiệp hơn thay vì quá cảm tính ơn huệ. Một khi anh đã là thầy giáo thì nhiệm vụ của anh là phải truyền đạt kiến thức cho người học của anh và đừng mong chờ sự biết ơn từ người khác. Một khi anh là thầy giáo thì dù ở thời đại nào, chế độ nào anh cũng vẫn là thầy giáo và anh xứng đáng nhận thù lao cho công sức lao động của anh; không cần phải mang ơn đảng hay chính phủ nào.

Tính ra số lượng những thầy cô dạy mình không phải là người Việt Nam vẫn nhiều hơn thầy cô người Việt Nam. Thật lòng mà nói, thầy cô giáo tây nhiệt tình và nhiệt tâm hơn các thầy cô giáo Việt Nam, mặc dù văn hóa họ không nói nhiều đến các truyền thống tôn sư trọng đạo này nọ. Họ đơn giản chỉ làm tốt công việc của họ mà thôi.

Giáo dục Việt Nam, nhất là bậc đại học, theo mình mấy năm lại đây cũng có nhiều thay đổi tích cực. Nhất là các giảng viên trẻ, những người được học hành bản bản và từng có cơ hội tiếp cận với các nền giáo dục khác nhau, họ năng động hơn, sáng tạo hơn, nhiệt tình hơn và chuyên nghiệp hơn.

 

 

Tưởng Bình Minh

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Trường hợp của tôi bây giờ là: GIÁO VIÊN ko tôn trọng SINH VIÊN và SINH VIÊN chẳng bao giờ tôn trọng GIÁO VIÊN(vì GIÁO VIÊN ko bao giờ tôn trọng SINH VIÊN.)
    Phần đông GIÁO VIÊN bây giờ chỉ là những người nô lệ, người ta chọn cách an toàn cho cuộc sống, tới tháng lãnh lương & cuộc sống của tụi mày, tụi mày tự quyết định lấy.
    Hơn nữa, một số khác bây giờ… mọi chuyện giải quyết đều bằng TIỀN.

    Cái lối "Tự tin sai lầm…" của GIÁO VIÊN càng ngày càng trấn át những ý nghĩ "Hữu hiệu quyết định" của SINH VIÊN, chỉ tiếc là CÓ MỘT SỐ CON ĐẠI BÀNG TRONG MỘT ĐÀN GÀ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI