19.1 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Công việc không phải là thứ làm con người rời bỏ cuộc sống

Photo: Oliver Bussmann

 

Có không ít lần tôi nghe được câu nói “Mình không làm như vậy được vì mình còn phải đi làm.” Từ thuở bé tôi đã nghe được như vậy. Khi đó ấn tượng trong đầu tôi đó là: Một khi đi làm, con người đó không thuộc về mình nữa. Và tôi cũng có suy nghĩ rằng: Một khi tôi lớn lên, tôi sẽ không còn là mình nữa.

Đó là lúc trong đầu tôi hình thành một khái niệm: Quá tuổi 20, tôi sẽ chết.

Tôi không hề mường tượng được màu sắc của cuộc đời mình sau cái mốc 20. Trước mặt tôi chỉ toàn một màu xám. Không có lối thoát, không có ánh sáng, cũng không phải là bóng tối. Nó là một thứ màu buồn tẻ và chán ngắt.

Từ khi đó, đã vài lần tôi đếm ngày tháng, xem bao nhiêu năm nữa thì tôi sẽ kết thúc cuộc đời của mình.

Ý nghĩa của hai từ “công việc” đối với tôi khi đó giống như thứ mà Sisyphus làm tại Tartarus, lăn một tảng đá lên đỉnh núi. Khi tảng đá gần lên đến đỉnh thì nó lăn xuống chân núi, và Sisyphus phải xuống núi lăn đá lại từ đầu. Nó là một thứ lặp đi lặp lại, rất chán, đầy tuyệt vọng và không có ngày mai. Hơn thế nữa, nó giành đi những con người mà tôi cho rằng họ thuộc về mình.

Thậm chí đến lúc tôi nghe được có người nói rằng họ đi làm, tôi đã từng nghĩ: Vậy là người này đã ra khỏi cuộc đời của mình rồi.

Photo: Hyper Paradise
Photo: Hyper Paradise

Có trường hợp làm việc đến chết. Trường hợp đó không hiếm, đến mức chính phủ sở tại phải ép người lao động nghỉ việc bắt buộc. Nhưng chính phủ vẫn không kiểm soát được tỷ lệ chết vì lao động quá sức.

Vì cái gì? Tôi không biết.

Có lẽ vì họ (những người lao động) ưu tiên cho những thứ khác so với tôi.

Con người một khi muốn tồn tại, họ phải có một cơ thể sống. Tôi không nói “họ phải sống” vì tôi tin vào một quan điểm cho rằng có những người sống đến 25 và được chôn khi họ 70 tuổi. Nhưng dù họ sống đến 25 hay 30 đi nữa, họ vẫn cần một cơ thể sống. Một khi thứ cơ bản nhất mà cả cuộc đời của họ dựa vào xảy ra vấn đề, cuộc sống của họ sẽ bị đảo lộn. Như bệnh tật chẳng hạn.

Bên cạnh cơ thể sống, con người cũng cần có các mối quan hệ hoặc niềm tin, niềm vui về mặt tinh thần. Nếu như thiếu thứ này, cuộc sống cũng sẽ bị đảo lộn.

Công việc, nói cho cùng là một thứ bạn làm để đổi lại một điều kiện cho cơ thể tồn tại và cho tinh thần tồn tại. Nó không có khả năng thay thế lại một cơ thể khỏe mạnh hay một tinh thần minh mẫn, mặc dù nó đóng vai trò không nhỏ trong việc duy trì trạng thái tốt của cơ thể và tinh thần.

Như vậy, việc hy sinh sức khỏe, trí tuệ và tinh thần cho công việc, là một lựa chọn thích hợp hay không?

Công việc là thứ giúp con người sống, không phải là thứ làm cho con người rời bỏ cuộc sống.

Trừ những người bi quan (trạng thái tinh thần quá thấp) đến mức muốn rời bỏ cả cơ thể vật chất để đi đến một nơi nào đó tôi không biết, tôi nghĩ, ai cũng muốn có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Vì vậy, trước hết, vẫn phải cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ đã.

 

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. T là người rất rất ghét làm công việc quá bó buộc. kiểu công sở ngày làm 8 tiếng. t chọn cho mình ngành kiến trúc và ĐINH NINH rằng nó sẽ là một công việc TỰ DO. nhưng khi phải mài mông trên ghế nhiều hơn cả 8 tiếng mỗi ngày và gắn liền với cái máy vi tính tường như không rời t thật sự CHÁN và nghĩ rằng mình ĐÃ CHẾT ở tuổi 25. chỉ ko biết là bao giờ sẽ chôn thôi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI