17.7 C
Da Lat
Thứ Ba, 23 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Trại của những kẻ không tự do

Photo: Bohman

 

“Tự do cũng như sự thật, khi nếm rồi, người ta có thể bị nghiện.”

Tự do là một thứ gì đó kỳ diệu, và kỳ lạ.

Tự do như không khí vậy, có ở khắp mọi nơi, len vào từng ngõ ngách trong nhưng câu chuyện đời sống của chúng ta. Nó phổ biến và vô hình đến mức chúng ta dường như lãng quên sự có mặt của nó.

Tự do như một thứ tôn giáo vậy. Người ta tôn thờ nó, đấu tranh vì nó, coi nó là lý tưởng, là mục tiêu.

Tự do cũng như một dòng chảy, thúc đẩy những chuyển mình của xã hội, hội tụ những thay đổi đang diễn ra.

……………………………….

(Những nhân vật sau đây được mô tả dựa trên những nhân vật có thật)

Anh là một chàng trai đồng tính. Anh tìm hiểu những kiến thức về đồng tính như một cách để hiểu chính mình. Sau đó, anh trở thành người có những đóng góp quan trọng trong việc đưa những kiến thức đó tới Việt Nam. Anh bắt đầu đấu tranh cho những người đồng tính nam, rồi thì là đồng tính, rồi thì cả những người song tính, rồi thì cả cộng đồng LGBT. Cuối cùng anh nhận ra rằng xã hội này cần nhiều hơn thế. Chúng ta cần học được cách tôn trọng sự khác biết, không chỉ đơn thuần về giới tính.

Chúng ta cần một xã hội tự do hơn, không chỉ cho những người LGBT, mà cho tất cả sự đa dạng.

Cô là một thạc sĩ trẻ mới trở về. Sau một nghiên cứu nhỏ về hình ảnh người phụ  nữ trên báo chí Việt Nam, cô nói rằng mình muốn đi du học để về tiếp tục “mổ xẻ” báo chí nước nhà. Về nước, cô thực hiện một dự án giúp cho các em học sinh đọc báo một cách thông minh hơn. Biết tỉnh táo phân tích và chẳng vội vàng kết luận giữa những comment của hàng nghìn những anh hùng bàn phím và vô số nhà báo thiếu trách nhiệm.

Tự do thông tin sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu những người tiếp nhận nó lại chẳng có tự do trong suy nghĩ

Chị tốt nghiệp ngành Ngoại giao, một ngành mà theo như lời chị là “Kết quả của sự thiếu thốn trong định hướng nghề nghiệp”. Thủa sinh viên, chị sống với hai con người. Một con người “nghệ sĩ”, tối tối đi hát ở phòng trà. Một con người “tri thức”, hàng ngày lên lớp với những nghiên cứu và bài tập. Đồng nghiệp của chị ở quán chẳng thích thành phần “tri thức” trong chị, còn bạn học của chị chẳng thể hiểu nổi cuộc sống của người “nghệ sĩ” kia. Có thời kỳ, chị vẫn tự hỏi mình: “Rốt cục, ta là ai?”

Sẽ chẳng có tự do nào cho xã hội, nếu mỗi cá nhân còn chẳng tìm thấy chính mình

Chị là một người thích được lắng nghe các câu chuyện. Sau này, công việc của chị là lắng nghe những câu chuyện nhỏ từ cộng đồng, và biến nó thành một câu chuyện lớn hơn. Chị cho rằng, một câu chuyện thực tế được diễn tả tốt sẽ còn có tác động lớn hơn cả nghìn trang báo cáo (dù rằng những báo cáo vẫn là rất cần thiết). Ước mơ của chị là về một không gian, một sân khấu, nơi mà những con người vốn chẳng bao giờ nói lên tiếng nói của mình có thể kể ra những câu chuyện của cuộc đời họ.

Một xã hội tự do, hẳn là nơi mà người ta có thể được nói, và mọi người biết lắng nghe

Anh đã từng là một sinh viên kinh tế, rồi anh trở thành một nhà kinh tế học. Anh tin rằng xã hội sẽ tốt đẹp hơn, nếu chúng ta có một thị trường tự do hơn. Ở nơi đó, chúng ta sở hữu tài sản của chính mình. Ở nơi đó, thị trường vận hành theo những quy  luật của riêng nó.

Tự do, bao gồm cả việc chúng ta được quyền quyết định cách chi tiêu tài sản của chính mình

Chị là một nghệ sĩ dương cầm. Nhưng chị muốn mình không chỉ là một nghệ sĩ dương cầm. Chị mong muốn có một sự hòa hợp trong xã hội, như cách mà những nốt nhạc cùng hòa âm với nhau và tạo thành một bản nhạc. Đối với chị, đồng ý không có nghĩa là đồng nhất, đồng ý, nghĩa là tôi cùng hòa âm với bạn. Chị dạy nhạc cho trẻ em, ước mong rằng chúng sẽ học được cách tôn trọng, cách yêu thường, cách “hòa âm” với cuộc sống.

Tự do, là khi bạn biết tôn trọng, biết hòa âm với những nốt nhạc khác trong cuộc đời mình

….

….

….

Họ đến từ nhiều nơi, với những hoàn cảnh trưởng thành khác biệt, nhưng vẫn chia sẻ những điểm chung.

Những con người tự do không tự do đang trên đường tìm kiếm tự do.

“Có những điều chúng ta biết rằng có làm cũng không thay đổi được nhiều, những vẫn cứ phải làm. Bởi vì, chính bản thân việc làm đã là một sự thay đổi quá tốt đẹp so với không làm gì cả.

 

Hoàng Đức Minh

28/10/2013

  

p/s: Mô tả về các cá nhân trên đây là không đầy đủ và chính xác so với người thật. Các nguyên mẫu vui lòng lượng thứ.

spot_img
Bài trước
Bài tiếp theo
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Em còn trẻ và đôi khi em khao khát được làm 1 điều gì đó, 1 thứ j đó. Cái lửa đam mê nó cứ chảy hoài trong mạch máu. Nhưng r đôi khj e cx như những ông bà già nghj trước kết quả rằng, có thay đổi cx k đk j. Cảm ơn anh đã cho e hiểu, bản thân thay đổi đã là 1 sự thay đổi lớn cho xh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,550Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI