16 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Gửi Trần Ngọc Thịnh, Người Đang Muốn Kiến Nghị Huyền Chip

Mình đồng ý cách độc giả dùng báo chí để phản biện cuốn sách của Huyền Chip. Đó là một phương pháp đúng, có hiệu quả dư luận. Tất nhiên, việc phản biện phải có căn cứ, có luận điểm và góc nhìn (mang tính xây dựng hay không thì mình không quan tâm).

Nếu không sử dụng báo chí, một bạn đọc nào đó thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại thì có thể khiếu nại, hoặc khởi kiện lên tòa dân sự. Hoặc là đòi hỏi phải bồi thường thiệt hại cho mình khi mua cuốn sách đó (nếu có chứng cứ cho thấy cuốn sách sai sự thật); hoặc khiếu nại lên đơn vị quản lý xuất bản, cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… đòi hỏi tác giả phải có câu trả lời thỏa đáng cho những nghi vấn của cuốn sách mình đã mua, đã đọc.

Hoặc dùng mạng xã hội cũng được, tạo ra dư luận gây sức ép buộc tác giả phải trả lời mình. Nếu không có những lời lẽ lăng mạ, làm nhục người khác thì đó cũng là một cách hay.

Chuyện nực cười duy nhất và đã làm hỏng cả bản kiến nghị 21 trang ấy là văn bản kiến nghị lại đòi tạm đình chỉ xuất bản cuốn sách này chỉ vì những nghi vấn do mình tự đặt ra. Nếu nghi vấn đó đúng sự thật thì lại đòi tiêu hủy và cấm phát hành vĩnh viễn, kỷ luật cả một nhà xuất bản và hệ thống biên tập.

Bản thân một cuốn sách khi được viết ra thì nó đã mang cái quyền được xuất bản. Không thể vì một nghi vấn, một chi tiết nào đó mà cuốn sách ấy lại có thể bị đình chỉ, bị tiêu hủy, bị cấm nếu không vi phạm pháp luật. Bạn có thể mua sách, có thể không, nhưng đừng đem đạo đức xã hội ra mặc cả.

Cách đòi tạm đình chỉ xuất bản là một cách bịt mồm dư luận. Giả sử nếu tạm đình chỉ thật, khi tất cả các nghi vấn được giải tỏa là không có sai phạm nào cả sách được cuất bản tiếp, thì ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại về kinh tế, về tinh thần trong thời gian tạm đình chỉ kia?

Tôi xin đoán trước cái kết cục của văn bản kiến nghị kia là sẽ chẳng có chuyện tạm đình chỉ gì hết. Nhảm, anh ta chẳng viện dẫn được điều luật nào để đòi cuốn sách kia phải tạm đình chỉ cả! Có bức xúc thì kiến nghị là đúng, nhưng nếu tác giả trả lời không thỏa đáng thì việc duy nhất cô ta phải chịu là không bán được sách mà thôi.

Anh đòi công bằng cho anh, say mê lý luận mà quên mất chuyện anh đang đòi sự bất công cho tác giả, cho cuốn sách, cho nhà xuất bản.

Điều tôi băn khoăn ở đây chỉ là anh Fulbrighter chắc hẳn là có đầu óc hơn người, hơn tôi là cái chắc. Nhưng đi học ở Mỹ về, học thức cao thâm mà vẫn còn mang đầu óc kiểm duyệt ngôn luận quốc doanh. Tư tưởng còn kiên định lập trường hơn cả tuyên giáo, tỉnh táo cách mạng hơn cả an ninh.

Nhưng thôi, thấy anh khen Kenh14 nức nở là tôi cũng hiểu phần nào rồi.

P/s: Nhân đây, nhờ bạn facebook-er gần xa kính chuyển đến anh mấy quyển sách, nhờ anh làm cái kiến nghị để đình chỉ xuất bản giúp. Giờ này tôi còn bận đi vệ sinh, nên chưa thể làm đơn để kiến nghị bịt mồm ai được. Gửi trước anh 8 cuốn:

1. “Vừa đi đường vừa kể chuyện” – tác giả T.Lan: có chi tiết nhân vật chính (ai cũng biết) đã vượt biên từ Trung Quốc về Việt Nam sau 30 năm xa tổ quốc. Kể chuyện bôn ba hàng chục nước khắp thế giới mà không trình được visa, hộ chiếu.

2. “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” – tác giả: Trần Dân Tiên. Có chi tiết nhân vật chính hoạt động bất hợp pháp trong một thời gian dài.

3. “Đường Kách Mệnh” – tác giả: Nguyễn Ái Quốc. Xuất bản bất hợp pháp. Chủ trương đường lối hoạt động lật đổ chính quyền đương nhiệm.

4. “Đoạn trường tân thanh” – tác giả: Nguyễn Du. Sách cổ súy và ngợi ca một nhân vật hoạt động mại dâm, tức là tuyên truyền hành vi phạm pháp trong thời đại hiện nay.

5. “Tây Du Ký” – tác giả bản gốc: Ngô Thừa Ân, nhiều bản dịch tiếng Việt. Xuất hiện nhiều nghi vấn về việc 4 người và 1 ngựa vượt qua hàng chục quốc gia mà không có xu nào dính túi. Cổ súy chủ nghĩa xê dịch khi đất nước còn nghèo.

6. “Số đỏ” – tác giả: Vũ Trọng Phụng. Nội dung sách nói về cuộc sống hưởng lạc xa hoa, đồi trụy của một lớp người trong xã hội giữa lúc đất nước còn nghèo.

7. Tập truyện ngắn “Chí Phèo” – tác giả: Nam Cao. Sách viết về một nhân vật cư trú bất hợp pháp trên một mảnh đất ngoài bờ sông không phải của mình; lao động bất hợp pháp bằng nghề đòi nợ thuê.

8. “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” – biên soạn: Nguyễn Đổng Chi. Có chi tiết nhân vật Tấm chẳng cần thuốc men gì vẫn có thể chết đi sống lại rất nhiều lần. Gãy cái chân 3 tuần là khỏi thì ăn thua gì. Nếu mà cuốn này không ăn thua thì có thể đề nghị đình chỉ các cuốn sách giáo khoa lịch sử Việt Nam có viết về nhân vật Lê Văn Tám thần thánh. Tẩm xăng đốt người cháy bừng bừng thành BBQ rồi mà vẫn còn chạy lăng xăng khắp nơi để đốt kho xăng giặc.

Như cách anh nói: “Việt Nam là nhà, đừng láo”!

Sinh Lão Tà

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. sao tôi thấy bài viết này giống kiểu bào chữa cho HC thế nhỉ, HC tự nhận những gì mình viết là sự thật, hay ít ra cũng có phần lớn là sự thật; cô đem cả visa cho mọi người xem.
    Cô viết cái gọi là “nhật ký hành trình”; anh lại đem đi so nó với chuyện cổ tích; truyện ngắn…hay đem cả tây du ký, một dạng mà ai cũng gọi nó là tiểu thuyết, để biện minh rằng ” HC có viết sai; viết không đúng sự thật cho một cuốn sách gọi là nhật ký hành trình thì cũng là lẽ bình thường?

  2. Đọc mà thấy buồn cười. Ns thật là những vụ như Huyền Chip mình cũng nghe nói có mấy vụ. Thật sự là cũng chẳng nên quan tâm thực hư làm gì. Ừ, xã hội phải có người này người kia. Huyền Chip có nói sai hay làm gì cũng chẳng thể thay đổi xã hội nếu bạn không quan tâm tới. Mình cũng đọc qua mấy bài báo, cả những trang báo có uy tín, rồi những trang báo lá cải mình chỉ thấy phì cười và chốt lại 1 câu:" Không quan tâm". Còn ns về sức ảnh hưởng là có thể gây kích thích cho giới trẻ bỏ nhà đi phượt như Huyền Chip á. Xin lỗi, cái này mình gọi là :" Ngu thì chết" nhé chứ đừng nói vài tờ báo lá cải đăng tin nhòe nhoẹt để vu lợi mà làm đa số người có tư tưởng ấy nhé. Còn ns thật là những bạn mà muốn có vụ này lật tẩy này, lật tẩy nọ ý mà, chẳng qua họ cũng chỉ ham muốn sự nổi tiếng, mà cái đấy mình gọi nó là :" VIỂN VÔNG ". Lúc nào cũng có 2 mặt, các bạn sẽ thấy 2 mặt của 1 vấn đề. Biết đến để nổi tiếng, ng ta tôn trọng? Hay biết đến để người ta coi thường. 🙂 Xã hội thông tin, nên việc được đưa lên báo không có gì là xa xỉ nữa cả. Lướt qua mình chỉ thấy nực cười. Còn thôi nhé, dẹp bỏ đi, nhảm nhí và nực cười lắm 🙂

  3. Scream Heaven : "Còn tự do ngôn luận, thế nào là tự do ngôn luận. Mai có thằng qua nhà bạn chửi bố bạn, chửi mẹ bạn thì có phải tự do ngôn luận không. Tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ? Khuôn khổ thứ nhất là pháp luật, khuôn khổ thứ hai là đạo đức – cái này thì ai có đạo đức mới theo. Còn tự do ngôn luận mà khoe vượt biên, trốn vé, in thành cả sách thì cái đấy bị cấm bạn ạ. Bạn lấp liếm kêu tự do ngôn luận khó xác định :)) Nhưng đây là trường hợp cụ thể? HC thừa nhận vượt biên, thừa nhận trốn vé, thừa nhận giả giấy tờ với mục đích gì – tiết kiệm tiền, phượt ai chả thế. Tựa đề cuốn sách "xách balo lên và đi" đủ coi là lời kêu gọi, khuyến khích mọi người làm theo chưa? Hơn nữa với những sự quảng cáo, in xách số lượng lớn như thế đủ coi là có tác động chưa? "

    Bạn lấy cái khuôn khổ ở đâu, sách viết chống phá nhà nước thì đúng là phạm luật thật, nhưng có luật nào cấm sách viết về tác giả có trải nghiệm trốn vé, vượt biên ??? Để nói đúng luật thì có vi phạm thật, giống như ai cũng vài 3 lần vượt đèn đỏ hay k đội mũ bảo hiểm, nhưng có ai thấy áy náy lương tâm hay nghĩ mình phạm luật k ? HC đi du lịch là du lịch bụi, thiếu thốn trăm bề, đến chỗ ngủ còn phải đi xin xỏ, nhờ vả, có những khoản không cần thiết mà tránh phải giả được thì cũng chả phải là lỗi lầm gì ( Như việc ở HN, vào công viên có vé vào cổng, mình hay rất nhiều người vào đến cả vài chục lần rồi mà chả bao giờ trả vé vào cổng, có sao đâu ?? ). Còn để nói về khuôn khổ đạo đức, mình từng đọc hàng chục cuốn truyện có những nội dung còn tệ hơn nhiều, ma túy trong giới trẻ, ca ngợi phạm tội nhưng có nỗi khổ riêng, tình dục trong học đường, ngoại tình v..v.., k phải là viết kiểu phê phán đâu, còn mang hơi hướng ca ngợi cơ, nếu xét về khuôn khổ đạo đức đúng kiểu VN thì chắc phải cấm xuất bản hàng trăm cuốn rồi, phải có đến quá nửa số sách ngoài hàng là cổ vũ và tác động mọi người theo như bạn nói. Liệu bạn có cấm nổi k ??

    P/S: Thêm nữa, sách là công cụ định hướng cho người đọc thì chỉ có sách giáo khoa + hướng nghiệp thôi bạn nhé. Mình nhìn đi nhìn lại thì vẫn thấy cuốn sách này chỉ là để giải trí. Đã ăn chơi thì phải thoải mái, đã là giải trí thì phải nghĩ thoáng cái đầu ra !

  4. Scream Heaven "Tựa đề cuốn sách "xách balo lên và đi" đủ coi là lời kêu gọi, khuyến khích mọi người làm theo chưa?" theo trình độ tri thức của tôi thì tôi cũng thấy nó là lời kêu gọi á, nó kêu tôi sống can đảm với đam mê của mình, vậy có xấu không bạn hỉ? Còn tầng nghĩa khác thì trình mình chưa hiểu tới ^^
    Còn tự do ngôn luận là thế nào và chừng mực phạm vi của nó thế nào thì mình cũng không rõ lắm, nhưng mình đồng ý với bạn là hô hào vượt biên, trốn vé là sai trái và không đáng được in thành sách. Nhưng sách Huyền không hồ hào và ca ngợi những việc ấy bạn à, chúng là tiểu tiết, và cũng công nhận tiểu tiết đó giúp sách có tính "kích thích" hơn ^^ Khi nào sách Huyền là "Chương I: Cách thức vượt biên ở Nam Á, Chương II: Cách thức vượt biên ở Trung Đông, Chương III: Cách trốn vé ở Taj Mahal và các đền đài ở Bắc Ấn…" thì chắc thú vị lắm ^^ Hãy đừng phóng to tiểu tiết của nó mà quy kết, khép tội nó, tội nó lắm…
    Bạn đừng đánh đồng sách với sữa và thịt lợn bạn à, thịt thối tôi và bạn mà ăn thì cả tôi và bạn đều gặp vấn đề sức khỏe, nhưng sách Huyền tôi đọc tập 1 rồi và đi nhà vệ sinh công cộng tôi vẫn kiếm chị quản lý để trả tiền chị ấy, không trốn vé đâu đấy ^^ bạn đọc chưa? có đọc thì cũng đừng hiểu tầng nghĩa đó của tiểu tiết đó mà làm theo bạn nhé, đừng quy chụp cảm nhận ai cũng như ai, và cũng đừng quy chụp sách với thực phẩm thường ngày ^^
    Cục xuất bản cho kiểm duyệt lại tinh thần của sách <tập 2> để có trách nhiệm với vị trí hữu quan của họ, mình theo trường phái ủng hộ xã hội nề nếp và có tổ chức nên mình ủng hộ hoàn toàn việc kiểm duyệt tinh thần của sách, nhưng nếu vịn vào các tiểu tiết ấy mà quy kết là "văn hóa phẩm có định hướng xấu cho người cảm thụ" mà đình chỉ phát hành hay thu lại gì đó thì… chẳng sao, mình có trong tay cuốn 2 rồi ^^
    P/S Cám ơn bạn đã giúp mình phổ cập pháp luật thường thức để mai mốt có uống phải sữa không đúng theo thành phần trên bao bì thể hiện thì còn biết đường mà kiện ^^

  5. Scream Heaven mình bít HC khẳng định những gì cô ấy nói là sự thật, nhưng ý trong cái câu mà mình nói ở đây với mọi người là sự thật trong cái nhìn chủ quan của một người có bao giờ luôn luôn trùng khớp với sự thật khách quan của thế giới không, nếu ai cũng hiểu đúng hết chân lý của sự vật xung quanh mình thì con người đã đạt tới trình độ nhận thức tận cùng của thế giới, HC và tất cả chúng ta đây vẫn chưa đạt đến điều đó, chính vì thế những gì HC nói là sự thật mà cô nhìn thấy trước mắt cô, còn những sự thật khác phía sau điều ấy cô ấy cũng k thể biết hết mọi thứ được, còn chúng ta có quyền nghi ngờ sự thật mà một người nào đó nhìn thấy là đúng, nhưng không phải vì thế mà phản bác lại là cô ấy nói dối kiểu như 1 nửa sự thật là điều dối trá, điều đó làm mất giá trị của cái nữa sự thật ấy và vô tìm làm cho chúng ta không đi tiếp tìm hỉu nữa sự thật còn lại mà còn gần như phủ định luôn cái sự thật ấy và không mún tìm hỉu về nó nữa. Điều đó có tốt không? Như mình đã nói ở trên Hồi kí là thể loại mang tính chủ quan của người viết (bạn có thể tham khảo định nghĩa của nó trên wiki), do vậy dù nó có gọi là viết đúng thì cảnh quan trong cuốn hồi kí hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của tác giả đã từng trải qua và kể lại. Hồi kí chỉ là môt cuốn sách kể tâm tư, cảm xúc của một người khi trải qua một giai đoạn nào đó, một cuốn sách để chia sẻ câu chuyện của bản thân mà thôi. Nhưng chính mọi người mới làm sự việc bị đẩy lên cao khi cứ khư khư khẳng định hồi ký là một cuốn cẩm nang đi du lịch, rồi mọi chiện càng bị mọi người xé ra cho gay cấn, để dẫn đến buổi họp báo, rồi bản thân HC dĩ nhiên vẫn nói đó là sự thật mà cô nhớ lại những sự việc trước mắt và viết ra, điều đó là đúng vì hồi ký không phải là Nhật ký, không được ghi chép lại hàng ngày, do vậy làm cho cuốn hồi ký bình thường bỗng chốc trở thành một cái gì đó quan trọng không ai khác chính là tất cả mọi người đã làm cho cuốn hồi kí đó trở thành điều phải bàn tán đến. Trong khi đó một quyển sách thì thông thường nó phải được những nhà phê bình thuộc lĩnh vực mà quyển sách đó nói tới đưa ra những nhận định của họ để mọi người xem có đáng đọc hay không, thì ở đây dường như tất cả mọi người cùng tham gia vào bình luận nó, nguyên nhân cốt lõi là ở đâu vậy, thật ra cũng chỉ vì sự tự ái thua thiệt mà trong tất cả mỗi ng đều có, khiến cho họ dù không là gì cũng phải nhảy vào lên tiếng, và soi từng câu chữ trong đó với mong mún dập cho tác giả không còn gì mới hả dạ, tất cả cũng là 1 tâm lý "mình chưa đi được thì chắc chắn nó cũng là đã có hậu thuẫn chứ sao mà tự đi được". Đúng không?

  6. Đúng là không có luật nào yêu cầu nhật ký phải đúng 100% sự thật. Nhưng:
    1. Trần Ngọc Thịnh yêu cầu đình chỉ vì những lý do sách của HC có nọi dung vượt biên trái phép, giả giấy tờ, vi phạm luật của quốc gia khác. Nếu các bạn bảo là HC không kêu gọi mn làm theo thì tên sách và quá trình PR sách đủ để làm điều đó. Nếu là sự thật, thì HC vi phạm pháp luật. Nếu là sai sự thật, thì HC cũng đang cổ súy cho hành động vi phạm pháp luật.
    2. HC khẳng định là những gì HC viết là sự thật. Các bạn có thể xem HC trả lời

  7. Nói thật, bạn chả hiểu gì về luật pháp àm lôi cái tư tưởng văn minh vào là sao? Khi bạn mua phải sản phầm làm giả, kém chất lượng là bạn đem ra tòa kiện à @@ Thưa bạn, một sản phẩm giả bạn mang ra kiện không có ý nghĩa gì (trừ khi sản phẩm hỏng, kém chất lượng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn), một hộp sữa hàm lượng đạm thấp hơn ghi trên bao bì mang đi kiện thì xin mời bạn đi về. Cái đấy bạn phải mang lên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Đối với sách, các tác phẩm in là Cục xuất bản.
    Còn tự do ngôn luận, thế nào là tự do ngôn luận. Mai có thằng qua nhà bạn chửi bố bạn, chửi mẹ bạn thì có phải tự do ngôn luận không. Tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ? Khuôn khổ thứ nhất là pháp luật, khuôn khổ thứ hai là đạo đức – cái này thì ai có đạo đức mới theo. Còn tự do ngôn luận mà khoe vượt biên, trốn vé, in thành cả sách thì cái đấy bị cấm bạn ạ. Bạn lấp liếm kêu tự do ngôn luận khó xác định :)) Nhưng đây là trường hợp cụ thể? HC thừa nhận vượt biên, thừa nhận trốn vé, thừa nhận giả giấy tờ với mục đích gì – tiết kiệm tiền, phượt ai chả thế. Tựa đề cuốn sách "xách balo lên và đi" đủ coi là lời kêu gọi, khuyến khích mọi người làm theo chưa? Hơn nữa với những sự quảng cáo, in xách số lượng lớn như thế đủ coi là có tác động chưa?
    "Việc đúng, sai, hay, dở của quyển sách này và những quyển sách khác đáng lẽ phải được phán xét ở nơi công cộng bằng những lý lẽ xác đáng và người đọc sẽ là người bỏ phiếu có chọn nó hay không bằng việc bỏ tiền ra mua nó. Đó là những nguyên lý cơ bản của một xã hội tự do và văn minh." – Thế bạn đóng thuế làm gì? Cái gì cũng để mặc cho nó trôi nổi, không biết đúng sai. Xin lỗi các bạn, sách có thể coi là công cụ định hướng tư duy của người đọc, phải hạn chế những quyển nội dung sai, nội dung xấu. Cứ để cho nó lan tràn thị trường sách sao @@ Suy rộng ra sản phẩm nào cũng tự do người tiêu dùng đánh giá ư. Thế các bạn đừng kêu sữa giả, thịt lợn thối nữa, các bạn phải tự lựa chọn, tự đánh giá chứ.

  8. Nhiều người bình luận ở đây chắc bị hack não, cái ví dụ mấy cuốn sách đưa ra ko ai ngửi thấy một mùi châm biếm à ? Cả một đám nhao nhao lên quan tâm cái ví dụ mấy cuốn sách cuối bài mà quên đi cái giá trị bài viết muốn nói gì

  9. Có điều luật nào yêu cầu cuốn nhật kí hành trình phải đúng 100% sự thật không. Nếu anh đã đấu tranh cho sự thật vậy sao anh không kiến nghị dừng xuất bản sách sử GK đi, nhân vật Lê Văn Tám làm gì có thật. Một cuốn sách sử tầm bậy còn ảnh hưởng nhiều hơn một cuốn nhật kí vớ vẩn

    Còn ở trên lấy ví dụ về các tình tiết trong cuốn sách có khả năng làm hư giới trẻ theo cách nghĩ của TNT. Chứ đâu so về tính chân thực với cuốn nhật kí kia

  10. Một sự so sánh quá khập khiễng. Hầu hết trong số liệt kê là các tác phẩm để đời (trừ 8 là truyện cổ tích thì ai cũng biết nó còn chả liên quan j đến sách của HC) , là viên ngọc quý trong kho tàng văn chương VN. Còn Xach ba lo of HC là tác phẩm để đời sao? Bạn có nghĩ 100 năm nữa có ng còn nhắc đến sách of HC và tung hô nó, coi nó như kim chỉ nam cho hành trình of họ k?

  11. Kenji Huỳnh À, tôi đọc tập 1 rồi, nhờ tủ sách của công ty mình, và đang có trong tay tập 2 ^^ Bạn đọc chưa? Nếu bạn đọc rồi bạn sẽ biết 700 đô chỉ là khởi đầu thôi, tôi chỉ nghĩ là chắc do sách dày quá mà bạn quên thôi hỉ? ^^ Và có thể đúng như bạn nói, nhân phẩm tôi không tốt đẹp, tôi chỉ ham mê các hình ảnh, phong tục, lễ hội ở mọi nơi mà cuốn sách mang lại cho tôi thôi, tôi thích nó thậm chí nó là bịa đặt đi chăng nữa, đấy, tôi vô lý chỗ đấy ^^ Còn trốn vé, vượt biên, lao động chui thì "nhân phẩm và giá trị sống" của tôi coi nó như chất kích thích, làm câu chuyện hay hơn, không có các yếu tố đó, chắc chuyện nhàm lắm bạn hỉ? ^^ Còn nếu bạn cho mấy yếu tố đó là nhục, thì mình không nghĩ thế, cùng lắm là nhục cho tác giả thôi, chẳng lẽ tôi mua sách đó thì nhục cho tôi, bạn mua sách đó thì nhục cho bạn? hay vì NXB sách đó là của Việt Nam thì nhục cho Việt Nam? Hay là vì tác giả sách đó là người Việt Nam? Cái nhục đó chỉ có khi người đó ca ngợi "vượt biên, trốn vé, lao động chui" thôi, tôi ca ngợi cái khác, là những cái ham mê mà ban đầu tôi có nói, do đó chắc chắn tôi không nhục ^^ Một đất nước thì có người hạng này hạng khác, và nước ngoài cũng có phường bá dơ và phường bá hộ, không phải ai cũng nhìn một cuốn sách với tiểu tiết như thế là quốc nhục cho quốc gia phát hành sách đó cả. Nhân phẩm là chừng mực nhận thức được cái nào đê tiện cái nào không ^^ Tôi luôn thấy tôi suy nghĩ thực tế phàm phù lắm, nên rất cám ơn bạn đã phong Thánh ^^

  12. Đừng bức xúc quá ka à, tác giả dùng sự ngớ ngẩn trong cácg nói để mỉa mai tay viết ở kênh 14 thôi :3. Bản thân em cũng thấy mấy tay này nhảm, không tin thì đứng có mua, sách có bao giờ đúng sự thật 100%, còn những người đã đọc thì hãy ngẫm xem mình làm được không hay mình biết được bao nhiêu thế giới của người ta rồi hãy ném đá :10:

  13. Này ! Bạn nói chuyện hay nhỉ ?! " vô lý lắm, không phân biệt "Nhật ký hành trình" với Tiểu thuyết chi hết, tôi chỉ nghĩ đến tác động của nó lên nhân phẩm và giá trị sống của mỗi người, và ngược lại, giá trị sống và nhân phẩm nào chọn và tin sách nào thôi.. " ! xin lỗi , cho tôi hỏi , trốn vé , nói dối , vượt biên , gây ảo tưởng với 700$ đi 25 nước không bằng chứng là "nhân phẩm và giá trị sống" tốt đẹp lắm á ! Nước ngoài người ta hay lại nhục cho ! Bạn có đọc cuốn sách tệ hại ấy chưa mà chém như Thánh sống vậy?!

  14. Ngụy biện kinh hồn bạt vía ! So sánh cả tiểu thuyết ( TDK , Số đỏ với cả Chí Phèo …) – chuyện không có thật mang yếu tố giả tưởng – với nhật ký hành trình – là ghi chép mang tính trung thực , tai nghe mắt thấy , chân đi tay sờ mũii ngửi :)) ! thế thì hiểu trình người viết bài rồi ! Chém gió thuê ( cho HC – có thể !) thôi !

  15. Ông nói như xê ư tê. ông xem cái thằng tay ba lô trên discovery nó làm sao để sống ở sa mạc được thì mới thấy giá trị của sự that đáng phải bỏ tiền lắp cáp và bỏ thời gian ra mà xem. Nó uống nước bẩn dưới đất, ăn giun ăn dế ăn ếch ăn nhái mà sống chứ như con bé đấy thì nó vượt sa mạc toàn lúc chết đói gặp nhà hàng, khát nước có người cho uống, đi thì có người cho đi nhờ xe ô tô) thì có con mẹ gì mà đề người ta mất tiền. Viết thế người ta bị ăn quả lừa (toàn những chi tiết mà người ta tin muốn tìm hiểu xem sao nó có thể đi qua nhiều nước thế?) người ta tức phản ứng cũng là lẽ thường tình (cũng như ông mua sữa cho con mua phải sửa giả thôi, thằng nó biết nó bảo người mua là ngu, còn người mua mất tiền thì phải kiện thôi). Giả sử thằng Tây nó viết sống ở việt nam hết tiền chỉ cần vào nhà hang xin đểu, vào casino đánh bạc không cần tiền vẫn thắng tiền tỉ? ra đồ sơn chơi gái không có tiền thì nợ, khó chịu thì đến lăng bác biểu tình? thì không hiểu các ông có cho nó là thích viết gì thì viết không cần sự thật không?
    Thằng Thịnh nó hốt phân cho mọi người khỏi dẫm rồi mà còn có người nói nó là thằng bao đồng dở hơi vác tù và hàng tổng thì đúng là chỉ có ở Việt Nam. ờ mà đúng là ở VN thật.
    P/S: Tôi không hiểu thế nào là "cấm xuất bản lại là bịt mồm dư luận? làm ơn giải thích dùm trong chuyện này?

  16. Đọc xong cái blog này ngất luôn.Chả biết Thịnh là cha nào, cũng không ưa cách viết của HC lắm nhưng bài phản biện này thì e không chấp nhận đc.Lúc đầu công nhận rất có lý, nhưng càng về sau càng đuối.Đặc biệt ở 8 cuốn dẫn chứng:
    +/ Mấy cuốn "Đường Cách Mệnh" hay “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” liên quan đến chính trị và giải phóng đất nước sao có thể so sánh với việc 1 người đi trải nghiệm theo sở thích rồi cuối cùng phóng đại theo ý mình?1 Bên là thực tế và 1 bên là thực tế bị hư cấu!1 bên là ra đi trong thời kỳ gian khổ vì lý tưởng vĩ đại còn 1 bên là đi trong thời kỳ đầy đủ vật chất và đi theo sở thích cá nhân.Liệu đây có thể coi là đánh đồng Vĩ nhân với người bình thường không?
    +/ "Tây du ký", truyên cổ tích Việt Nam mang tính chất hư ảo, thần thánh hóa mà cũng đem vào dẫn chứng -> hóa ra cuốn tự truyện này cũng đang đi theo lối mòn hư ảo?Mà riêng Tây du ký là 1 trong tứ đại kỳ thư của TQ được cả thế giới công nhận -> đem đi làm phản biện cho 1 tác phẩm đang gây tranh cãi?????
    +/ "Đoạn trường tân thanh" -> cổ súy mại dâm?Trong khi cụ là một vĩ nhân và tác phẩm của cụ được người người đón nhận?Tư tưởng trong tác phẩm cũng không phải cổ súy mại dâm mà nhắc đến nhứng thăng trầm biến đổi của 1 kiếp người -> Cách nhìn có bị lệch lạc hay không đây?
    +/ "Số đỏ", "Chí Phèo" -> Những tác phẩm mang tính chất thời đại, miêu tả rõ ràng và chân thực nhất xã hội thời thong kiến nửa nô lệ.Tư tưởng trong tác phẩm là phê phán xã hội cũ, một xã hội thối nát -> qua tay bloger này lại thành lệch lạc-> chả biết nghĩ cái gì.Hay là vẫn thích xã hội cũ, giàu đè chết nghèo?
    Nhìn chung đọc xong 1 lượt em thấy bài phản biện chỉ mang tính chất giải trí, chả có chút thực tiễn, đầu óc non nớt.Cách hành văn kém và tư tưởng nhận thức còn yếu.

  17. Em đọc xong cái blog này ngất luôn.Chả biết Thịnh là cha nào, cũng không ưa cách viết của HC lắm nhưng bài phản biện này thì e không chấp nhận đc.Lúc đầu công nhận rất có lý, nhưng càng về sau càng đuối.Đặc biệt ở 8 cuốn dẫn chứng:
    +/ Mấy cuốn "Đường Cách Mệnh" hay “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” liên quan đến chính trị và giải phóng đất nước sao có thể so sánh với việc 1 người đi trải nghiệm theo sở thích rồi cuối cùng phóng đại theo ý mình?1 Bên là thực tế và 1 bên là thực tế bị hư cấu!1 bên là ra đi trong thời kỳ gian khổ vì lý tưởng vĩ đại còn 1 bên là đi trong thời kỳ đầy đủ vật chất và đi theo sở thích cá nhân.Liệu đây có thể coi là đánh đồng Vĩ nhân với người bình thường không?
    +/ "Tây du ký", truyên cổ tích Việt Nam mang tính chất hư ảo, thần thánh hóa mà cũng đem vào dẫn chứng -> hóa ra cuốn tự truyện này cũng đang đi theo lối mòn hư ảo?Mà riêng Tây du ký là 1 trong tứ đại kỳ thư của TQ được cả thế giới công nhận -> đem đi làm phản biện cho 1 tác phẩm đang gây tranh cãi?????
    +/ "Đoạn trường tân thanh" -> cổ súy mại dâm?Trong khi cụ là một vĩ nhân và tác phẩm của cụ được người người đón nhận?Tư tưởng trong tác phẩm cũng không phải cổ súy mại dâm mà nhắc đến nhứng thăng trầm biến đổi của 1 kiếp người -> Cách nhìn có bị lệch lạc hay không đây?
    +/ "Số đỏ", "Chí Phèo" -> Những tác phẩm mang tính chất thời đại, miêu tả rõ ràng và chân thực nhất xã hội thời thong kiến nửa nô lệ.Tư tưởng trong tác phẩm là phê phán xã hội cũ, một xã hội thối nát -> qua tay bloger này lại thành lệch lạc-> chả biết nghĩ cái gì.Hay là vẫn thích xã hội cũ, giàu đè chết nghèo?
    Nhìn chung đọc xong 1 lượt em thấy bài phản biện chỉ mang tính chất giải trí, chả có chút thực tiễn, đầu óc non nớt.Cách hành văn kém và tư tưởng nhận thức còn yếu.

  18. Truong Mai. cái này là tôi cm, mà tôi ko hề biết nó nhảy luôn lên tường nhà tôi. tôi xl về văn phong của bài viết. ok, nếu bạn lấy điểm này ra để xuyên tạc lời phản biện của tôi thì bạn cứ việc. tuy nhiên, vấn đề chính ở đây tôi muốn nó lài cái nội dung bài viết của bạn SLT , chúng ta hãy đi vào vấn đề chính, đừng nói nhũng chuyện ko liên quan ở đây. bạn ko cần phải đá đẻo tôi là bạn mới tốt nghiệp lớp 2, nếu bạn mới tốt nghiệp lớp 2 mà bạn được nhiều như vậy thì bạn giỏi hơn tôi nhiều rồi, vì lớp 2 tôi chưa biết thụt đầu dòng. bạn nói là tôi ko giữ gìn sự trong sáng của TV, vậy bạn có chắc chắn với tôi 100% là bạn sử dụng và giữ gìn TV 1 cách trong sáng ko???????????????????????????????????

  19. Ông viết bài này phản bác được lý luận sau thì hãy viết them cái gì thì viết: (cái này sưu tầm)
    Nhật ký hành trình chứ có phải Tiểu Thuyết – truyện ngắn – truyện dài kỳ đâu mà bốc phét???
    "Các thuyền trưởng – phi hành gia – các nhà khám phá thế giới như Colompus mà bốc phét thì khéo Việt nam thành nước thuộc Châu Âu trên bản đồ thế giới rồi ấy. :))
    Đi nhầm hành trình chết như chơi lại còn "đừng chết ở Châu Phi, lạy thím"

  20. Cả một đoạn văn dài, chuyển ý các kiểu, không có lấy xuống hàng, gạch đầu dòng hoặc thụt vào 1 ô. Sau các dấu chấm (.) không một chữ viết hoa. Chỗ không cần viết hoa thì lại viết hoa. Các cháu lớp 1 cũng không vết vậy. Bạn này không hề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, rất đáng lên án. Bạn có thể làm gương xấu cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam đó, Không Giống Ai. ( Mình mới tốt nghiệp lớp 2 thôi đừng trách mình ít học).

  21. Haizz, mình đã kiếm hết các trang mạng và chẳng thấy cái quy định nào nói hồi kí hay nhật kí là phải viết đúng như mọi người bàn tán, chỉ thấy nó còn được nói là thể loại mang tính chủ quan của người viết. Vậy em phải làm sao ủng hộ anh đây anh Thịnh. Anh không có đưa ra quy định cụ thể thì có cớ gì để đình chỉ nhà xuất bản ngoài những quan điểm chủ quan như cái bài viết ở trên này đã nói 🙁

  22. Bạn Yến Mèo ơi, mình không nghĩ một người thích đi du lịch lại đi lấy một hồi kí làm cẩm nang đâu bạn, sách được kể lại thì làm sao mà ai cũng tin sái cổ vào để xem nó là 1 cuốn cẩm nang để đi du lịch được bạn.

  23. Ông này bị hâm nặng à?
    1 Là đi so sánh 'Nhật ký hành trình' với tiểu thuyết, phỏng tác hư cấu đến 100%(Tây du ký).
    2 Là đi so sánh tác phẩm kể về hoạt động của các Vĩ nhân đi với mục đích cao cả – cách mạng, với 1 nhân vật thời bình "xách balo lên và đi…cho biết."
    Trình độ văn hóa lớp mấy không biết?!
    Không rõ có phải e kip của HC đồng loạt dùng những chiêu này phản hồi lại không, nhưng có 1 đặc điểm chung của các bài bảo vệ HC là toàn so sánh với các tiểu thuyết, tác phẩm đậm chất hư cấu, không đi vào trọng tâm vấn đề người khác muốn được lắng nghe sự thật! Càng nói càng làm người ta muốn bóc mẽ HC. Phản tác dụng!

  24. Mọi người muốn nó chuyển thể loại từ nhật ký thành tiểu thuyết, có vậy thôi mà tác giả nói đến thiệt hại về kinh tế, còn nếu có thiệt hại thì là do tác giả đã chém gió sai sự thật khi viết 1 cuốn sách cần nó => tại tác giả.

  25. Qua Bài viết này mình không ủng hộ trên cơ sở mấy vấn đề:
    1. Ngay tên tác giả đã không "danh chính" nên "ngôn không thuận". Mà ngôn không thuận chứng tỏ rất kém hiểu biết và sợ không dám ra mặt. Quả thực, nghe tên đã thấy tà khí nhiều rồi :))
    2. Vì không hiểu biết nên anh ta đã so sánh một cách khá khập khiễng và phân tích rất tào lao. Việc so sánh này càng làm cho chúng ta thấy những fan của Huyền giống nhau một cách đáng kinh ngạc. Đúng là "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Tôi đơn cử ví dụ, tác phẩm "Số Đỏ", mục tích tác giả dùng ngòi bút để phê phán chế độ thối nát, bại hoại. Hiểu chưa bạn? Còn sách em Huyền, em ấy muốn truyền cảm hứng trốn vé, làm giả thẻ, ảo tưởng cho các bạn trẻ đi phượt. Là người đọc sách phải biết mục đích của tác giả viết là gì nhé anh bạn đầu đất. Thêm nữa, đọc sách nên biết phân loại đâu là tự chuyện, đâu là truyền thuyết…nhé. So sánh như vậy càng làm xấu em Huyền thôi.
    3. "Bản thân một cuốn sách khi được viết ra thì nó đã mang cái quyền được xuất bản", Đúng. Nhưng sách em Huyền của bạn thì toàn là câu chuyện vi phạm pháp luật. Hết trốn vé, làm thẻ giả thì tự nên bỏ quyền xuất bản đó rồi. Mục đích anh Thịnh là làm sao để nó không phát tán tư tưởng xấu. Dù không đình chỉ nhưng không bán được là tốt quá rồi. Vậy là đã có kết quả tốt. Vậy có vấn đề gì đâu.

  26. xl về sự nhầm lẩn cái tuổi đời của bạn, ý mà ko phài, tôi phài xưng anh thì đúng hơn. nhưng a có đúng là ko biết ntn là siêu hình như anh đã cm???? :v nếu anh thực sự tin tất cả những gì mà iternet nói, thì tôi ko còn gì phải hỏi.vì mỗi người có mỗi quan điểm khác nhau. nhưng, vấn đề chính ở đây là tôi phản biện bài viết chứ tôi ko mấy quan tâm cái cuộc tranh luận giữa anh thịnh và bạn huyền. cho đến khi nào tác giả SLT trả lời tôi "bạn hiểu đc bao nhiêu về những tác phẩm trên?" thì t "có thể" rút lại quan điểm của mình, là bài viết của bạn mang tính siêu hình!

  27. Bài blog này ngây thơ và ngây ngô tới mức khó đỡ ở chỗ :

    1- Đánh đồng nghi vấn của cá nhân với nghi vấn của NGƯỜI TIÊU DÙNG, bạn nên biết rằng 1 sản phẩm có 1-2 người complaint thì người ta có thể bỏ qua vì đó là vấn đề mang tính CÁ NHÂN, nhưng cả ngàn người thì nó là vấn đề của NGƯỜI TIÊU DÙNG

    2- Chẳng có bất công gì ở đây với tác giả với cách hành xử hiện tại cả, chuyện sẽ chẳng đến mức này – Gần như là một vụ kiện tụng để bảo vệ quyền lời người tiêu dùng (Sự thật của cuốn sách) nếu như Huyền Chip chứng minh những điều cô ấy nói, làm rõ nó mà chấm dứt những hành động dối trá. Người xem internet hiện nay không phải khù khờ như hồi năm 2009 để bị dắt mũi bởi truyền thông.

    3- 8 cuốn mà tác giả liệt kê toàn là truyện, tiểu thuyết. Thế thì đem so sánh với NHẬT KÝ làm gì 🙂

  28. Anh này khôn ghê ta, gửi 8 cuốn thi các tác giả nó không còn, kiện thế đéo nào được. Đáng buồn là anh ĐÁNH ĐỒNG những tác phẩm có GIÁ TRỊ thực sự, cao cả của VĂN HỌC VIỆT NAM (cái Tây DU Kí không nói) với cuốn sách 3 xu phải PR đủ kiểu của em HUYỀN CHIP.

    1- Anh lấy cô Tấm (nhân vật tưởng tượng) mà ra so với HC thì đúng là…con nít

    2- Anh bảo sách cụ Nguyễn Du cổ súy mại dâm, như vậy là bôi nhọ cụ, anh có biết không ?

    3- SỐ ĐỎ, anh có phân biệt được tiểu thuyết và nhật kí của em HC nó như thế nào ko ? Ko phân biệt dc thì đừng có liệt kê nó vào đây

    ….

    Xin thưa, anh có muốn bênh cho em nó thì nói toạc ra đi, đừng có nhiều lời thế này.

  29. Việc đúng, sai, hay, dở của quyển sách này và những quyển sách khác đáng lẽ phải được phán xét ở nơi công cộng bằng những lý lẽ xác đáng và người đọc sẽ là người bỏ phiếu có chọn nó hay không bằng việc bỏ tiền ra mua nó. Đó là những nguyên lý cơ bản của một xã hội tự do và văn minh. <=========================== thích câu này quá!

  30. Anh Thịnh cũng có cái đúng:) ….động từ phượt bây giờ có lẽ khá phổ biến với nhiều người.và chuyện bạn HC đi qua nhiều nước với số tiền như vậy không phải ai cũng làm được:)đúng là không ai cấm việc đi như thế nhưng phải chăng cái "nhật kí" kia viết chi tiết hay rõ ràng nhiều hơn thì tốt hơn.nói thật với số tiền đó mình tính mình chỉ đi được Lào-Cam là nhiều rồi,có lẽ do ngôn ngữ kém,tìm hiểu chưa đủ nên không đi được nhiều.Ví như mình hay những ai đó cũng đi như bạn HC với 1 số tiền như vậy có lẽ đã ở lại nơi nào đó rồi.Vì nó dễ quá mà.Ở đây chỉ nói những chi tiết thật hay hư cấu,ảnh hưởng rất lớn với những người yêu thích xê dịch:)

  31. Huyền Chip 'hét giá' 600 triệu để độc quyền sách và ông tác giả thư gửi trên là nhà xuất bản độc quyền của tác phẩm "Xách ba lô lên và…tưởng tượng"

  32. Tôi cũng đã đăng trên FB danh sách kiến nghị UNESCO cấm toàn thế giới, đợt 1 như sau:
    1/ Mark Twain – Tom Sawyer và Huck Finn. Tom bỏ học, dẫn bạn gái chui vào hang động suýt chết đói. Huck thì giúp kẻ bị truy nã trốn tránh pháp luật.
    2/ J.K.Rowling – Harry Potter. Harry, đúng như thầy hiệu trưởng của cậu ta nhận xét, luôn sẵn sàng vi phạm nội quy, kỷ luật, để giải quyết được việc.
    3/ Jinyong/Kim Dung – Tất cả tiểu thuyết kiếm hiệp trừ Anh hùng xạ điêu. Miêu tả chính phái rất tồi tệ, trong khi tà phái cực hấp dẫn.
    4/ Mario Puzo – Bố già, Ông trùm cuối cùng và Luật im lặng. Ca ngợi mafia thành những anh hùng.

  33. Tác giả còn không phân biệt nổi giữa Nhật ký hành trình và tiểu thuyết, truyện giả sử, phóng tác… thì chẳng có gì để nói ở đây cả. Xem qua là biết trình độ của tác giả rồi, nói chung là bài viết chỉ để đọc cho vui.

  34. "Tôi có thể không đồng ý với điều anh nói nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền được nói những điều đó của anh". Đây là câu của Evelyn Beatrice Hall trong 1 quyển tiểu sử về Voltaire, nhà triết học khai sáng vĩ đại người Pháp. Đây có thể là câu nói được trích dẫn nhiều nhất để bảo vệ Quyền Tự do ngôn luận, một trong những quyền cơ bản thiêng liêng của con người, đã được ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Khi đã được coi là “thiêng liêng” thì nó phải được coi là nguyên tắc tối cao và mọi hành vi đi ngược lại nó đều không thể chấp nhận được. Tất nhiên, tự do ngôn luận không ở đâu là tuyệt đối và nó luôn phải chịu sự chế ước của xã hội. Tranh cãi về giới hạn của tự do ngôn luận hay tự do học thuật luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi, ngay trong cả những xã hội đã có mức độ phát triển cao về tri thức như Mỹ. Chính vì sự phức tạp này nên nếu có phát ngôn hay một tác phẩm nào bị cho là gây ảnh hưởng không tốt tới xã hội thì phải được phân định đúng sai tại tòa án là nơi về lý thuyết, các lý lẽ phản đối và ủng hộ được lắng nghe công bằng.

    Quay trở lại vụ việc anh Trần Ngọc Thịnh, một học giả Fullbright, tức là một người được mặc định là có tri thức cao của xã hội do đã sang học ở Mỹ bằng học bổng danh giá của Quốc hội Mỹ lại đề nghị Cục Xuất bản đình chỉ lưu hành quyển sách của cô Huyền Chíp là một sự việc không thể coi thường. Nếu anh Thịnh cho rằng quyển sách của cô Huyền không nên được lưu hành vì gây ảnh hưởng không tốt tới xã hội thì anh phải thu thập chứng cứ, đưa ra lập luận và khởi kiện quyển sách tại tòa án. Đây mới là cách hành xử văn minh, đúng tầm với 1 người được coi là có tri thức như anh. Đằng này, anh lại muốn lạm dụng quyền lực hành chính của nhà nước để đòi cấm quyển sách này là một việc làm đi ngược lại các giá trị phổ quát của nhân loại, đi ngược lại quyền tự do ngôn luận thiêng liêng. Đáng ra đã từng học ở Mỹ, một nơi các hoạt động tranh luận phát triển nhất thế giới, anh phải góp phần thúc đẩy quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam thì anh lại làm việc đáng xấu hổ này. Nói thêm là tôi tin rằng anh cũng thừa biết nếu mang quyển sách ra tòa thì anh không có nổi 1% thắng kiện vì chả nơi đâu có luật cấm một tác phẩm văn học phóng tác, cũng chả có luật nào qui định một tác phẩm ghi “Nhật ký hành trình” thì chỉ được ghi lại y nguyên những gì đã xảy ra. Việc đúng, sai, hay, dở của quyển sách này và những quyển sách khác đáng lẽ phải được phán xét ở nơi công cộng bằng những lý lẽ xác đáng và người đọc sẽ là người bỏ phiếu có chọn nó hay không bằng việc bỏ tiền ra mua nó. Đó là những nguyên lý cơ bản của một xã hội tự do và văn minh.

    Nếu một người nào khác lên tiếng đòi cấm quyển sách thì tôi cũng không cần phải viết dài dòng nhưng việc này lại do 1 người tạm coi là có tri thức cao đã từng học ở 1 nước văn minh về làm nên được nhiều người tán thưởng. Vì vậy, tôi tin rằng với những người ủng hộ tự do ngôn luận và những giá trị của 1 xã hội văn minh thì phải phản đối lại hành động đáng xấu hổ này. Đừng để sự cay cú và bực tức cá nhân che mờ lý trí và lương tri.

  35. Nếu theo ý tứ tiếng Việt mà tôi diễn đạt thì nghĩa là tôi đã tốt nghiệp gần 3 năm rồi ah, tôi không phải sinh viên năm tư, cựu sinh viên thì đúng hơn ^^ và cũng không mất công cả ngày để bạn giúp tôi hiểu về siêu hình luận, mấy cái tác phẩm trên bạn cũng không cần chất vấn mình với tác giả về TINH THẦN CHUNG của chúng, vì nếu muốn thì buôn làng mình có internet rồi, già Google hay chú Wiki giúp mình được trước khi bạn phải chất vấn, chỉ là không muốn lún sâu vào mảng phô trương kiến thức đó thôi, hơn nữa, TINH THẦN CHUNG của tụi nó nhiều thứ còn phải tranh luận, à, theo phương pháp biện chứng thì chúng nhiều tranh cãi thiệt.Tôi không áp đặt bạn nói tác giả này nọ, mình sử dụng ngữ "trừ khi", mình luôn tin tưởng là bạn đọc và hiểu tốt tiếng Việt, chắc chỉ là bạn bỏ sót, do lướt nhanh qua mà không thấy thôi hỉ? Tôi chỉ hỏi bạn lại một câu này thôi, BẠN VẪN NGHĨ TÁC GIẢ "CHẢ BIẾT GÌ VỀ NHỮNG TÁC PHẨM TRÊN NGOÀI TIÊU ĐỀ CỦA NÓ"? BẠN VẪN GIỮ Ý NGHĨ ĐÓ? <mình viết thế chắc đủ rõ để bạn trả lời> à, bàn tay mình chắc không khác mấy so với của bạn, nó 2 mặt ^^

  36. Ty Tran trong lời phản biện tôi ko hề nói tác giả chưa tốt nghiệp phổ thông, cái này là chính bạn nói. bạn nói rằng "Truyện Kiều, Chí Phèo, Số Đỏ hay Truyện Cổ Tích có là thập bát đại kỳ thư của Việt Nam đi chăng nữa thì tôi nghĩ tác giả cũng nắm được tinh thần và ý nghĩa chung của nó" vậy tôi xin hỏi bạn tinh thần và ý nghĩa chung của nó là gi???? bạn nói là bạn ko biết khái niệm siêu hình, tôi quá thất vọng về bạn. đường đường là sinh viên năm tư ngành khoa học xã hội mà bạn ko biết ntn là siêu hình. để nói cho bạn biết ntn nào là siêu hình thì tôi có nói cả ngày cũng ko hết, nhưng tôi có thể định nghĩa non na siêu hình là như vầy: tư duy siêu hình tức là bạn cho mọi sự vật hiện tượng ko tác động qua lại lẫn nhau. và cái siêu hình của bài viết ở đây chính là ko đặt nó trong hoàn cảnh ra đời của nó và ý nghĩa của nó với XH đương thời và thực tiển ngay nay, chứ ko phải đi mang những tình huống nhỏ của tác phẩm để mà đi xuyên tạc nó. chúng ta nhìn nhận bất cứ điều gì thì ta phải nhìn nhận 1 cách tổng thể chứ ko nên nhìn phiến diện như vậy. bây giờ bạn lật bàn tay bạn ra và nhìn xem nó có mấy mặt!!!!!??

  37. Bạn đặt ra một loạt câu hỏi rồi sau đó bạn kết luận tác giả là “bạn chả biết gì về những tác phẩm trên cả ngoài tiêu đề của nó”, thiết nghĩ Truyện Kiều, Chí Phèo, Số Đỏ hay Truyện Cổ Tích có là thập bát đại kỳ thư của Việt Nam đi chăng nữa thì tôi nghĩ tác giả cũng nắm được tinh thần và ý nghĩa chung của nó, ít nhất là một trong những tác phẩm đó, chứ không phải chỉ cái tựa đề, trừ khi bạn nghĩ tác giả chưa tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam, có xu hướng tẩy chay văn học Việt Nam và buôn làng của tác giả chưa có internet. Nếu nói tác giả chưa thuộc hết các “xuống hàng gạch đầu dòng” ý nghĩa của tất cả các tác phẩm trên thì tôi chấp nhận. Tôi tốt nghiệp USSH năm 2006, tuy nhiên tôi cũng không biết “gạch đầu dòng” khái niệm của siêu hình là gì, tôi chỉ sẽ nói là càng về sau lý lẽ của tác giả càng mất bình tĩnh. Nếu bạn nói tác giả không hiểu gì về các tác phẩm tác giả đưa ra, thì tôi có thể nói bạn không hiểu gì về bài viết này và “phản biện của bạn nó chẳng liên quan gì!!!”.
    P/S: Chắc bạn chẳng biết “thực tiễn” là gì cả, nó dấu ngã đó bạn ạ!

  38. mình k ủng hộ bản kiến nghị vì cũng chưa dc đọc nhưng mình k thích cách tác giả bài viết lập luận. Thứ nhất, những vd tác giả đưa ra đều k phải thể loại kí sự cần có sự chân thật như HC, và câu nói mọi quyển sách đều có quyền xuất bản. Tác giả có vẻ ủng hộ quyền tự do ngôn luận, nhưng nên xem xét cả khía cạnh tác động xấu mà thông điệp quyển sách đem lại. Thân!

  39. tác giả bài viết này nói cũng có lý nhở. nhưng càng về cuối thì cái suy luận của bạn càng đuối đi và mang tính siêu hình! đặc biệt là bạn mang mấy tác phẩm kia ra để mà so sánh. tác phẩm đầu tiên thì tôi chưa có đọc. còn lại tôi đã từng đọc qua rồi. tôi thì tôi cũng chưa đọc tác phẩm của bạn Huyền, ko biết là bạn đọc hay chưa. nó mang ra thực tiển thì ko biết tác phẩm đó mang lại ý nghĩa gì và hậu quả ntn thì tôi ko dám khẳng định. nhưng tôi ko biết là bạn đọc kĩ những tác phẩm mà bạn nêu ở trên ko, bạn có biết nó ra đời trong hoàn cảnh nào ko? và ý nghĩa nó mang lại cho xã đó ko? quan trọng là cái kết của nó bạn ạ. bạn mang 1 chi tiết trong tác phẩm tây du ký mà bạn gọi là chủ nghĩa chủ nghĩa xê dịch khi đất nước còn nghèo! ko biết bạn hiểu được tây du ký bao nhiêu????? bạn có biết tại sao tây du ký được gọi là "tứ đại kì thư" của trung quốc ko? tôi có thể nói rằng bạn chẳng hiểu gì về tây du ký cả!! đến đây thì tôi cũng ko muốn nói nhiều nữa vì tôi nghĩ bạn chưa đọc và tìm hiểu kĩ hết những tác phẩm trên đâu, bạn chả biết gì về những tác phẩm trên cả ngoài tiêu đề của nó. và bài viết_phản biện của bạn nó chẳng liên quan gì!!! nếu bạn cho rằng tôi nói sai thì bạn có thể phản biện ngay trên tường fb của tôi. chúng ta sẽ cùng tranh luận về điều này. ok??? tôi hi vọng là bạn SINH LÃO TÀ có thể đọc được CM này!

  40. "Bài viết này đưa ra dẫn chứng một số truyện cổ tích… nhưng tác giả nên hiểu 1 điều rằng. Tây Du Kí hay Tấm Cám là những câu chuyện hư cấu và chưa có j chứng tỏ nó có thật"=>>> Tôi nghĩ, điều này thì ai cũng hiểu. Chỉ có bạn là ko hiểu bài viết này thôi. Suy nghĩ hiển ngôn như vậy mà đọc những trang này làm gì vậy bạn 🙂

  41. ai cũng có chính kiến của họ, ko thể nói anh này quá đáng hay Huyền chip đã đúng. Bài viết này đưa ra dẫn chứng một số truyện cổ tích… nhưng tác giả nên hiểu 1 điều rằng. Tây Du Kí hay Tấm Cám là những câu chuyện hư cấu và chưa có j chứng tỏ nó có thật. Còn ở đây, sách của HC là sách thực tế, kể về cuộc hành trình thực sự và đánh thẳng vào đam mê du lịch của giới trẻ. Nếu nó đến vs ng đọc là những ng thích du lịch, họ sẽ cho rằng phượt nc ngoài là điều dễ dàng, vượt biên trái phép, xin nhập cảnh và các thủ tục khác cũng đơn giản hơn thì tôi nghĩ đó là cuốn sách ko mang lại ích lợi tốt cho ng đọc. Vừa rồi, họ chứng minh một loạt hình ảnh HC dùng để khẳng định mình đã đến các nc hoàn toàn là hình trên google. Sách thực tế khác hẳn vs sách tiểu thuyết, cổ tích …

  42. Mình cũng thấy chàng trai này hơi quá đáng. Một quyển sách, anh và đọc giả có quyền không mua. Và nói thật, nếu là một cuốn sách phi khoa học, phi lịch sử thì không có lý do gì mà nó không được phép thêm vài chi tiết văn vẻ cả.

  43. Quyển số 8 là truyện cổ tích nên có thể chấp nhận yếu tố hư cấu, nhưng "đáng" phải lên án anh Khoai đã dùng bùa phép "khắc nhập" uy hiếp bá hộ để có vợ! Tôi vô lý lắm, không phân biệt "Nhật ký hành trình" với Tiểu thuyết chi hết, tôi chỉ nghĩ đến tác động của nó lên nhân phẩm và giá trị sống của mỗi người, và ngược lại, giá trị sống và nhân phẩm nào chọn và tin sách nào thôi, đừng vinh danh "vì lợi ích chung của giới trẻ hay xã hội" mà dẫn dắt hay định hướng họ. Nói ra thì mình cũng trẻ trâu thiệt, như bài viết giúp mình được "hả hê trong tâm hồn".

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI