25 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Trầm tích vỏ não

Cuộc sống mỗi người ít khi phải đắn đó, thật sự là vậy, vì hầu hết chúng ta xử lý những việc gặp phải theo lối suy nghĩ của chúng ta, à không, theo lối suy nghĩ mà chúng ta được dạy bảo, hầu hết là vậy, do đó sẽ dễ hiểu được, càng non trẻ, chúng ta càng phân vân về nhiều thứ, vì chúng ta chưa được dạy bảo nhiều, đời sống “chưa” dạy cho chúng ta xử lý một vài tình huống nào đó, khi làm sai, tuổi trẻ bị ghép với cái danh “bồng bột”… Song, điều đó không chứng tỏ 1 cụ già thất bát cửu tuần là không hề đắn đó hay phân vân trước sự lựa chọn cho cách giải quyết một tình cảnh nào đó, và cũng không gì bảo đảm là những điều lão chọn theo kinh nghiệm trường đời sẽ dẫn lão đến một kết quả tốt đẹp, sẽ dễ dàng đặt một cái “chấm tạm” với lý lẽ, không ai học hết được cuộc đời, bất kỳ ai.

Từ cách nhìn nhận trên, tôi không muốn nói về tuổi nào hơn tuổi nào, thế nào mới là cách sống đúng, hay về khả tri và bất khả tri, tôi muốn nói về Cách thức nghiên cứu một lý thuyết về “sống đúng”, tôi muốn nói về cách thức.

Nếu chịu khó để ý, sẽ thấy được, khi chúng ta gạt bỏ các “sự dạy bảo” qua một bên, mà ngẫm nghĩ xa hơn về việc đối mặt, cứ như là bản thân từ bỏ một dụng cụ được cung cấp để giải quyết công việc, “ai gặp tình huống này cũng làm vậy, hà cớ chi mình suy nghĩ, mình cũng làm vậy thôi”, giống như việc mình không lên xe lửa để đi Sapa, mình từ bỏ xe lửa, cả các phương tiên tốn kém chi phí, xin đi quá giang, thậm chí không đi bằng phương tiện được tạo ra, tôi cuốc bộ, và thậm chí từ bỏ cách suy nghĩ của những kẻ phàm phu, ta đây thiền để đi.

Nghe có vẻ khá cực đoan trong suy diễn, nhưng sự thật trong cách chúng ta “đối xử” với đời sống là tầng tầng lớp lớp, núi núi biển biển “sự dạy bảo”, cả từ tự nhiên hay xã hội, trí tuệ hay nhân văn, ngần ấy phương tiện trong suy nghĩ của chúng ta, giúp chúng ta đến được điểm đến “ý nguyện tương đối”. Do đó, việc xóa sạch các sự dạy bảo đó khỏi suy nghĩ, có lẽ là không thể làm được, đúng hơn là hiện tại nó chưa làm được, chưa nói gì đến việc “sự xóa sạch và gạt bỏ” đó đưa ta đến việc thực hiện được “ý nguyện tương đối”. Nhưng, bản thân các “sự dạy bảo” giúp bạn đến “ý nguyện tương đối” cũng chỉ mang tính “tương đối”, do đó chúng dễ dàng gây xung đột với nhau, tận cùng của sự xung đột này cho ra đời các mệnh đề thỏa hiệp, các dấu “chấm tạm” như: Đời sống chuyện gì cũng có thể xảy ra; Con người nhận thức được, nhưng chưa nhận thức hết; Biết sao được ngày mai ra sao; Chúa là đấng toàn năng…

Và, việc đào bới về nguồn gốc để biết về bên dưới lớp trầm tích của “sự dạy bảo” thì chúng ta là gì, điều này đề cập vượt ngoài khái niệm tiến hóa sinh học, “ờ thì trước khi được dạy bảo thì mày ngu lắm, mày là người tiền sử”, vì bản thân ngay cả người tiền sử thì “sự dạy bảo” trong suy nghĩ của họ đã rất nhiều rồi, đương nhiên đó sẽ là lớp trầm tích cứng nhất, khó phá vỡ nhất, sự dạy bảo về đói phải ăn, ngáp phải ngủ, tìm kiếm phương thức tồn tại, đó là sự dạy bảo của tự nhiên, những lớp tiểu não đầu tiên. Phải chăng tôi đang nói về “Bản nguyên trí tuệ”.

Gần giống như mục đích của các ngành Khảo cổ hay Lịch sử, thì công việc đào bới dưới đống trầm tích “sự dạy bảo” giúp chúng ta tìm kiếm đến các giải pháp mang tính “căn nguyên gần tuyệt đối” để giải quyết những vấn đề lớn hơn sắp tới, giống như không phải ở đâu cũng làm được đường ray để có xe lửa, hay những địa hình phù hợp để có phương tiện đi lại, thậm chí những tình huống mà chúng ta có phóng phi thuyền vài tỉ năm “bọ” cũng không đến được “nơi ý nguyện”, thì việc chúng ta tìm phương cách “thiền để đi” trở thành yêu cầu nghiêm túc, chúng ta cần một “sự dạy bảo” mới.

Trần Tỷ

*Feature Image: Golden Morning

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI