16 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Bàn Về Cải Cách – Phần 1

 Dẫn Nhập

Thế giới mà chúng ta đang sống vận động không ngừng. Sự thay đổi từng ngày đó đã đặt ra bao thách thức cho mỗi quốc gia trong quá trình phát triển của mình.

Hãy thử nhìn sang tốc độ phát triển của các nước bạn. Trung Quốc đang vươn lên từng giờ, trở thành con rồng châu Á; Nhật bản vừa bị thảm họa kép tàn phá, nay cũng đang dần hồi phục; Ấn Độ thì tiếp tục nỗ lực không ngừng để  trở thành một cường quốc khu vực trong nay mai;  Đài Loan, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Sin-ga-po,…  Tất cả láng giềng chúng ta đều đang tăng tốc để chạy đua với phương Tây, với Mĩ.

Và đương nhiên, đất nước ta cũng không đứng ngoài guồng quay của thế giới. Giống như họ,Việt Nam cố gắng sải bước thật nhanh, thật xa, nhưng chúng ta vẫn đang bị tụt khá xa phía sau, điều đó thực sự đáng buồn.

Nguyên nhân kìm hãm? Đâu là nguyên nhân kìm hãm? Đó là câu hỏi không còn xa lạ với chúng ta, đã có nhiều lần trên khắp các diễn đàn, trang báo,… chủ đề này được lôi ra mổ xẻ bằng nhiều hình thức khác nhau. Những câu chuyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp,… đã cho thấy khoảng cách khá xa giữa chúng ta và thế giới. “Vậy một đất nước muốn phát triển thì cần đựa vào những nền tảng nào?”. Quân sự, khoa học, kinh tế, giáo dục,…? Nếu kể hết tất cả ra thì e rằng sẽ chẳng bao giờ tìm đủ các biện pháp để tháo gỡ, và như vậy tức là vô ích. Theo cá nhân tôi, tôi mạnh dạn nêu lên những quan điểm của mình xung quanh câu hỏi này: Pháp luật – Giáo dục – Y tế. Đó chính là những lĩnh vực mà tôi nghĩ cần phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Tất nhiên cũng có thể tôi sai, bạn nghĩ khác tôi và bạn đúng,nhưng ít nhất ta hãy quan tâm tới nhau một chút để xem xem, điểm chung giữa suy nghĩ chúng ta là gì, biết đâu đó lại là chìa khóa của vấn đề.

Bây giờ, tôi sẽ lí giải tại sao mình lại có thể chắc chắn về ba nền tảng này đến thế.

Để một người phát triển đất nước, anh ta cần có cái đầu tiên là sức khỏe – điều kiện cơ bản nhất. Nếu không có một cơ thể khỏe mạnh với một chế độ dinh dưỡng, dịch vụ thăm khám và thuốc men đầy đủ, bao nhiêu người trong số chúng ta đủ sức học tập và làm việc? Không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại bỏ qua nền tảng này cả,Việt Nam muốn vươn lên tầm thế giới thì càng không thể xem nhẹ vấn đề thể chất con người. Cho nên, Y tế chính là chiếc cột trụ đầu tiên.

Thứ hai là Giáo dục, một công dân được chăm sóc sức khỏe tốt để lao động thì anh ta cũng cần có trình độ tương xứng yêu cầu công việc. Công nhân gia công phải được đào tạo kĩ thuật tốt thì sản phẩm làm ra mới đảm bảo. Ông chủ muốn bán được sản phẩm với giá cao, số lượng lớn thì phải tích cực tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh tiếp thị, củng cố các dịch vụ đi kèm để thu hút người tiêu dùng. Họ không thể làm được như vậy nếu không được giáo dục đầy đủ. Và rõ ràng nền Giáo dục nước ta chính là chiếc cột trụ thứ hai cần phải để mắt đến, sau Y tế.

Cuối cùng, bất kì ai cũng đã có trình độ, có sức khỏe nhờ Giáo dục và Y tế được đảm bảo thì cũng chưa chắc phát triển được đất nước. Vì sao? Anh là người khỏe mạnh, kiến thức chuyên môn cao, nhưng có chắc anh sẽ đem sức lực, trí lực ấy ra phục vụ cho đất nước? Chính vì thế, ta lại cần đến Pháp luật nhằm quản lí họ. Đưa họ vào khuôn khổ trước khi những ham muốn ích kỉ đạt được mục đích bằng khả năng, sức lực mà đất nước đã mang lại cho nó. Những kẻ như vậy phần nào khiến kinh tế, xã hội, văn hóa,… thêm nhức nhối. Đương nhiên, hậu quả là Việt Nam cứ lẹt đẹt mãi phía sau chỉ vì các nền tảng bị mục ruỗng, chỉ vì một bộ phận nhỏ được buông lỏng quản lí gây ra bao nhiêu vấn đề. Pháp luật, cột trụ cuối cùng cần thiết nhất, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trước những mối nguy hại từ bên trong.

Sau khi đã có ba nền tảng trung tâm để thúc đẩy kinh tế, quân sự, văn hóa,… từ đó dẫn dắt toàn bộ hệ thống, việc cần làm tiếp theo là kiểm tra kĩ càng chúng nhằm tìm những lỗi kĩ thuật bấy lâu. Các sợi xích ràng buộc phiền phức làm cả 3 cột trụ của ta “không lớn được”! Bởi ba chân trụ này liên quan chặt chẽ đến nhau, mật thiết đến nỗi nhìn từ  một sẽ ra ba, trông từ  Giáo dục ta có thể thấy được Pháp luật, Y tế và ngược lại, nên mọi người đi theo hướng khác nhau, còn tôi sẽ đi theo hướng riêng của mình: bắt đầu từ Giáo dục. Chiếc chân kiềng đang có những vết nứt, đang không phát triển được để đưa Việt Nam lên cao hơn.

Lời cuối. “Vì ngôn từ còn hạn chế cũng như giới hạn hiểu biết cùa một thằng nhóc 18 tuổi, các bài viết của tôi phần nào sẽ khiến mọi người nghĩ tôi là kẻ ngạo mạn, bố đời và thích đả kích người khác. Tất nhiên, khả năng giao tiếp hạn chế sẽ khiến tôi không thể kiểm soát hết ngôn từ của mình, nhiều vấn đề nảy sinh mà không ai lường trước được, kẻ cả tôi. Có kẻ nghĩ tôi chĩa mũi nhọn vào đối tượng, có kẻ lại lợi dụng nó làm vũ khí tấn công người khác, hoặc có thể cũng là con dao hai lưỡi làm thương chính tôi. Sức mạnh ngòi bút (hoặc bàn phím) chưa bao giờ hoàn toàn bị ai đó kiểm soát, hoặc ít nhất cũng không kiểm soát mãi được, thật khó để tôi biết mục đích và kết quả các bài viết này có như nhau hay không. Kẻ ngu dốt và liều lĩnh này mong tất cả những người đọc bài viết hãy thảo luận thật thân thiện và chính xác về vấn đề được nói tới, đừng bài xích nhau làm gì. Nếu có xảy ra bút chiến, mong là nó không đi quá xa. Nếu có lời tự nhận xét nào cho văn phong của mình, tôi sẽ hài lòng với ba chữ: thẳng, thật và xoáy. Còn nếu được đánh giá từ mọi người, có lẽ phù hợp: dại, vụng và láo. Mong những bài viết sẽ là cầu nối cho những suy nghĩ cùng hướng khác đường đi.”

 

Vấn đề thứ nhất: Hội kiến trúc sư giáo dục 

Giáo dục vốn được coi là một trong ba nền tảng Việt Nam cần để phát triển, thế nhưng cột trụ này lại gánh vác bổn phận quá lớn, trong khi bản thân nó lại đang không được quan tâm đầy đủ. Dường như suốt nhiều năm qua, nó chỉ nhích lên được tí tẹo, không những thế, bản thân cũng bắt đầu xuống cấp, không đảm bảo cả nhiệm vụ cơ bản là chống đỡ. Rõ ràng là có vấn đề. Đúng. Ai cũng nhìn rõ và ai cũng kêu ca. Nhưng tại sao hàng loạt vấn đề được phản ánh xong lại… vẫn cứ để đấy. Chỉ ra được một sai phạm và bắt tay sửa chữa nó không dễ, nên khi chỉ ra cả một danh sách “hỏng hóc”, có vẻ chúng ta bị cuống.

Bạn có thể hiểu đơn giản để xây một ngôi nhà, chúng ta cần các kĩ sư thiết kế ra một bản mẫu. Thể hiện rõ sau khi xây xong, ngôi nhà hình dáng bên ngoài như thế nào, màu sơn, vị trí nội thất,… Việc hình dung cụ thể thành quả đạt được sẽ là động lực quý giá cho chúng ta phấn đầu. Và để biết nền Giáo dục nước ta sau khi xây dựng như nào, tôi thấy không ai khác ngoài những người làm giáo dục là có thể. Bởi họ là các kĩ sư thiết kế của ngành, đến họ mà còn không hình dung nổi hệ thống Giáo dục của Việt Nam thì biết nhờ vào ai đây?

Họ vẫn thường xuất hiện trước chúng ta với những bảng thành tích sang chói, với những danh sách học sinh giỏi, giải thưởng, huy chương,… dài dằng dặc. Nhưng tôi nghĩ đấy không phải là mục đích mà Giáo dục hướng đến, đúng hơn chỉ là đạt được các mục tiêu nhỏ. Mục đích thực sự thì lại đang bị lờ đi, có vẻ các nhà thiết kế chỉ chăm chăm tạo ra những nhân tài xuất chúng, trong khi số đông thì vẫn chưa thực thành tài. Không, mục đích thực sự (phải) là rèn luyện những “con bò ngơ ngác” thành con người, và vì thế, chúng ta không nên lấy một vài đặc biệt để làm kết quả đại trà cho toàn ngành, tôi nghĩ vậy.

Tuy nhiên vấn đề gặp phải lại là, càng ngày, nền Giáo dục càng xa rời mục đích như tôi đã mong đợi. Thay vì những con bò được trở thành con người thực sự, họ lại bị hô biến thành các cỗ máy, thậm chí là các cỗ máy siêu thông minh.

Các quan chức đầu ngành giáo dục tâm niệm học tại nhà trường là để cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh, đặc biệt là học sinh cấp THPT – cấp học trước khi va chạm với cuộc sống. Thế nên họ cố gắng chuẩn bị càng nhiều càng tốt, thay vì càng kĩ các tốt cho các con bò. Học sinh THPT phải học đến tận 13 môn! Khác gì các em đi mổ gà, mang theo cả tá dao các loại với nhiều chức năng không ai biết rành rọt. THẬT LÃNG PHÍ!!!?

Hãy thử nghĩ xem, chúng ta có thể vừa làm bài tập, vừa nghe nhạc, vừa nhắn tin và còn lên facebook (FB) chat được không? Chắc chắn là không. Tức là làm quá nhiều việc trong một thời gian ngắn thì chẳng việc nào ra hồn, càng không nên học một lúc tận 13 môn đúng không? Học sinh giỏi Lí phải học Văn trong khi cả tối không tự mình viết nổi một bài văn nghị luận xã hội, dù với thời gian ấy, em có thể tìm hiểu được vài vấn đề Vật Lí. Ngồi suốt 90 phút học đủ các cuộc khởi nghĩa, Ba Đình (1886 – 1887), Hương Khê (1885 – 1896), Yên Thế (1884 – 1913), nhưng không thể nêu ra vấn đề quan trọng nhất là tại sao khởi nghĩa Yên Thế lại là kéo dài lâu nhất, nhưng cũng thời gian ý, em có thể hoàn thành cả chục bài hóa. Ấy vậy mà các kĩ sư vẫn đưa tận 13 môn vào chương trình học suốt từng ấy năm để làm gì? THẬT ĐIÊN RỒ!!!? Phải chăng khi ra trường sau này, các em sẽ dùng kĩ năng đọc chép văn học để viết tác phẩm kiếm sống, hay sẽ học thuộc lòng tất cả các cột mốc lịch sử để trở thành “sách giáo khoa sống”, chứ chả biết phân tích nguyên nhân, ý nghĩa sự kiện nào. Liệu có thực sự phải như thế: chuyên môn xa rời, sở trường, sở đoảng lẫn lộn, cuối cùng thay vì là một món ăn ngon, các con bò bị chế biến ra nồi lẩu thập cẩm không nuốt nổi. THẬT NGU XUẨN!!!?

Học sinh cấp 3 phải học quá nhiều đã đành, vậy mà trong một số môn kiến thức đôi khi còn hàn lâm tới mức xảy ra nhiều tình trạng oái oăm chẳng ai ngờ. Đơn cử như lớp tôi, giáo viên không thể kiểm soát được mức thu nhận kiến thức của cả lớp. Làm bài tập về đạo hàm, nguyên hàm rất nhanh, nhưng khi thầy dạy Lí hỏi: “Ý nghĩa của đạo hàm là gì?” thì đến cuối giờ cũng chả ai nói được, và thầy phải giảng lại mà cũng hầu như chả hiểu gì, dù đó chỉ là một chi tiết nhỏ của bài tập để học sinh nắm chắc hơn. Và rồi thầy dạy Lí cũng gặp rắc rối trong chính vấn đề của môn Vật Lí, đó là chuyện sách giáo khoa (SGK) đề cập tới quá nhiều phần lí thuyết “siêu trừu tượng”, dường như đưa ra cho quyển sách thêm dày hoặc bài học sẽ trở nên “bớt nhàm chán?”. Biết rõ nhận thức phần đông của lớp không nắm bắt được, thầy tâm lí: “Chúng ta không cần phải hiểu rõ, các em chỉ cần biết là…”. Đó là đã giản lược nên cũng có một phần lớp hiểu, chứ nếu không may là giáo viên cứ y nguyên SGK mà dạy thì có lẽ là “đàn gảy tai trâu”. THẬT KHÓ HIỂU!!!?

Dạy quá nhiều môn thừa, và cũng quá tải kiến thức từng môn để học sinh có thể hiểu. Một sự bất cập mà ngành Giáo dục luôn giải thích là phải dạy thế để các em có đủ kiến thức nền. THẬT BẢO THỦ!!!? Kiến thức nền. Bao nhiêu là đủ? Học đến lớp mấy là đủ? Ai dám khẳng định cụ thể. Tổng thống Mĩ Abraham Lincoln chỉ học tới mức Tiểu học. Để chế tạo một hệ thống cáp treo vận tải, anh Nguyễn Hữu cũng mới chỉ có kiến thức tầm lớp 9, không hề từ lớp đào tạo cơ khí nào. Vậy có quá khó hiểu không, tổng thống trình độ Tiểu học, “kĩ sư chân đất” học đến THCS. Kiến thức nền mỗi cá nhân chỉ là một phần nhỏ tự họ phải trau dồi. Có đi học thì một tổng thống hay một anh nông dân tối thiểu cũng đều biết tiếng mẹ đẻ, các phép toán cơ bản một cách thành thạo. Còn lại, họ có thể tự học từ trường đời. Chẳng ai có thể thiết kế họ đều biết viết văn giỏi như nhau, làm toán giỏi như nhau. THẬT HOANG TƯỞNG!!!?

Cuối cùng thì cả đống kiến thức được nhồi nhét kia liệu có giúp các học sinh của chúng ta làm được như vậy, trình độ rõ ràng là hơn họ mà khả năng lại thua kém họ. Tại sao? Bởi họ là cỗ máy, nên dù có siêu thông minh, họ vẫn chỉ là máy, nghe và làm theo yêu cầu con người lập trình sẵn nên chẳng tìm tòi được gì mới mẻ. THẬT NGHỊCH LÍ!!!?

“Đừng cố trở thành người tài giỏi, mà hãy cố trở thành người có ích” – Albert Einstein. Hy vọng câu nói này sẽ có ích với bất kì ai đọc được nó và thay đổi được người chịu tìm hiểu nó.

Tiếp theo là thi cấp 3, vâng, một kì thi cực kì quan trọng. Mục đích của nó thì… rất tiếc, lại vô cùng vớ vẩn. Tổ chức một kì thi tốn kém chỉ để phân loại 100 trên 1000 em học sinh, và 900 em kia cũng chỉ nhận được mỗi một tấm bằng vô dụng dù phải trải qua kì thi ngang tầm quốc gia. Sao lại là tấm bằng vô dụng? Ai cũng nói thi tốt nghiệp THPT mới được thi Đại học, vậy thi Đại học làm gì khi năng lực nhiều em kém tới mức, tự biết không thể thi được. Cầm bằng cấp 3 đi xin việc thì ai cũng lắc đầu, vậy thi cử để có nó làm gì cho mất thời gian. Đầu tư 12 năm để làm gì khi tất cả chỉ để tham dự một kì thi không nghiêm túc. Thi thì phải thi đằng hoàng, nếu tô chức mà bát nháo không ra hồn thì đừng thi. THẬT PHÍ PHẠM!!!?

Thêm vào đó, theo ý kiến một số kiến trúc sư, việc thi tốt nghiệp như vậy sẽ giúp ổn định chất lượng ngành Giáo dục. Hóa ra, chất lượng vẫn đang tốt, không có vấn đề gì sao? Nếu thực sự vậy thì quả là đáng mừng, vì cuối cùng, hàng vạn sự quan tâm tới chất lượng hệ thống nước ta chỉ là lo “bò trắng răng”. THẬT NỰC CƯỜI!!!? Nhiều người nói nếu bỏ nó sẽ khiến học sinh không lo học, không còn động cơ học dẫn tới chất lượng đi xuống. Vậy hóa ra học chỉ để thi, công bố kết quả thật hoành tráng, cứu vãn cho cái sự “be bét” của một công trình quốc qia đang xuống cấp,… THẬT LỐ BỊCH!!!? Chống tiêu cực bằng cách đặt thành tích làm mục tiêu thì làm sao mà hiệu quả được. Với họ, việc xây dựng chỉ là hình thức nhằm lừa bịp, khuyến khích chúng ta có một cái đích, hãy tiến lên. Cuối cùng, ai là người được lợi, kẻ chịu thiệt thực sự? Học sinh? Phụ huynh? Xã hội? Hay các nhà thiết kế?

Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn nói tới, đó là quy tắc vòng tròn đồng tâm. Nghĩa là các môn học sẽ dạy các em lớp 10 trong vòng tròn tâm O, bán kính R=1, và lớp 11 sẽ là vòng tròn tâm O, bán kính R=2, cứ thế mở rộng dần,… Tôi thừa nhận đó là một hướng đi không tồi của Bộ giáo dục, nhưng nó đã biến tướng thành dạy nhồi nhét kiểu công nghiệp và nhảy cóc kiểu bỏ trống. như vậy không chỉ pha loãng kiến thức các em học sinh mà còn khiến nó không đầy đủ. Giống như rót nước theo tầng, cốc thứ nhất trên cùng rót tràn ra cốc thứ hai bao bên ngoài, rồi nước lại tràn tiếp cốc thứ ba chứa cả hai cốc kia. Cộng với những điều kiện ngặt nghèo buộc các giáo viên phải đổ ào ào vào cốc một, chưa đầy nước đã bắn ra cốc hai, rồi tung tóe ra cả cốc ba thậm chí là ra ngoài. Cuối cùng chả có cốc nào đầy, mỗi cốc đọng lại chút nước và họ vỗ tay mừng rằng, bao nhiêu kiến thức bậc THPT đã truyền lại hết cho các em, trong khi bên ngoài nước thừa vương vãi. THẬT NỬA VỜI!!!?

Theo như bài viết này, hội kiến trúc sư có khá nhiều vấn đề trong tư tưởng nhưng đó vẫn chưa phải tất cả. Vì nếu chỉ có các nhà thiết kế phạm sai lầm thì hậu quả đã không trầm trọng như thế này. Mục đích của họ có thể đang lệch hướng, nhưng vẫn còn nhiều bộ phận khác trong cả hệ thống Giáo dục nước ta đang phạm sai lầm, như họ. Vì thế tạm khép lại số thứ nhất ở đây, trong các số tiếp theo tôi sẽ tiếp tục đề cập đến một thành phần khác: lực lượng công nhân giáo dục.

Lời cuối. “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Theo tôi, đây chính là sai lầm của hội kiến trúc sư Việt Nam.

 

Ambitious Man

*Featured image: Kaalam

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. khi mà tình trạng độc quyền chân lý vẫn tái diễn, những ý kiến khác với ý của bộ chính trị, khác ý ĐẢng là phản động, là lừa đảo, là sai lầm, là không phải chân lý, thì tất cả những ý tưởng mà cá nhân nêu ra dù là có ích hay vô dụng cũng bị dìm cho chết trong trứng nước.Nếu chủ thuyết đó khó diệt thì họ sẽ quay sang công kích tác giả chủ thuyết, chê bai, gán ghép, trù ếm và khi tác giả của chủ thuyết gục ngã thì chủ thuyết đó cũng chết theo. Cho nên, muốn xây dựng hay cải cách để cho đất nước này leo lên bằng chị bằng em thì tình trạng ĐỘC QUYỀN CHÂN LÝ PHẢI BỊ HỦY DIỆT.

  2. Vấn đề giáo dục thì có lẽ ta nên học theo Nepan giống như Gs Nguyễn Lân Dũng đã nói học 10 năm cấp 1 và cấp 2 sau đó phân ban xâu 2 năm cuối sẽ hiệu quả hơn.

  3. 1: việc mình viết hoa là có lí do, không phải tự nhiên
    2: tất nhiên mình ko có ý định đi thu thập cơ sở dữ liệu đầy đủ rồi mới bày tỏ quan điểm, như vậy thì choán hết thời gian viết, và cơ bản đây cũng là ý kiến riêng của mình, ko do cơ quan đại diện nào làm chứng nên sai sót là dễ hiểu. Đây chỉ là quan điểm cá nhân, bạn ko thể đánh đồng như với các bài báo chính thống được
    3: mình không có ý định làm khảo sát như bạn nói, vì đơn giản đây là suy nghĩ bản thân 1 người thôi, không quá phức tạp đến mức đưa ra làm 1 hệ tư tưởng để phát triển
    cảm ơn bạn đã óp ý, mong các bài sau sẽ tiếp tục được bạn quan tâm

  4. Bài viết của một bạn vừa rời ghế nhà trường nhưng có tư tưởng phê phán sâu sắc giáo dục nước nhà.vậy giáo dục nước ta là phản tự nhiên, tạo mâu thuẫn giữa kiến thức người học phản ánh vào xã hội.Nền giáo dục như vậy chắc chắn sẽ thay đổi như bao hiện tượng xảy ra khác điển hình như sự thay đổi các hình thái xã hội do sự tự đào thải.
    Góp ý bài viết, bạn có nghĩ bạn dùng một cái đầu nóng vào bài viết không? vì tôi nghĩ có hơi nhiều từ thể hiên cảm xúc thái quá sẽ gây sự thiếu khách quan. Tập trung quá nhiều vào khối THPT mà bỏ qua toàn bộ hệ thống giáo dục.Bạn nên trọng tâm vào câu từ mang tính chìa khóa bài viết sẽ xúc tích và không lan man.Hy vọng bài viết sau bạn sẽ làm tốt hơn!

  5. Vậy thì Issac Newton cần phải để sầu riêng rớt lên đầu và mặt trời rớt lên đầu thì mới có quyền khẳng định là có luật hấp dẫn như đinh đóng cột à?

  6. Viết vớ va vớ vẩn, tại sao phải cứ viết hoa những từ đó? có số liệu thống kê nào mà khẳng định như đinh đóng cột vậy? đi hết VN chưa mà khẳng định hết 3 lĩnh vực quan trọng đó như vậy?

  7. 1: đây là vòng tròn nền nói kiểu gì cũng xoay vòng ra nhau, mình nói y tế là cột thứ nhất nghĩa là số thứ tự chứ không phải nó quan trọng nhất, sắp xếp theo số thứ tự thì mọi người dễ hiểu hơn
    2: mình cũng thế mà bạn, làm nhiều việc cùng lúc nhưng ý mình là người bình thường thì chỉ làm cho xong để làm tiếp việc khác, và bạn nên hiểu là khi anh chị bạn nhắn tin thì não, tay,… tập trung vào màn hình điện thoại chứ không phải là màn hình máy tính đang chạy FB, và sau đó thì tin nhắn sẽ ko lưu trong đầu mình nữa, 🙂 nếu thức sự tập trung vào 1-2 việc thì ko sao, nhưng làm càng nhiều thì càng bị phân tán giống như chia phần vậy

  8. Hoa Vô Thường luật Miller: "Tại mỗi thời điểm, người ta chỉ có thể tập trung vào tối đa khoảng 7 vấn đề". Nghĩa là con người luôn có thể làm 2 or 3 việc 1 lúc. Còn những ng có khả năng tập trung cao sẽ đc 7 vấn đề.

  9. Hầy, mình góp ý tẹo nhé, tại sao ban đầu bạn khẳng định Y tế chính là trụ cột đầu tiên vậy mà khi phân tích lại đặt GD lên để bàn luận trước nhỉ ? À, có một câu khác nữa, bạn nói làm sao có thể chat facebook, nghe nhạc, nhắn tin và học …gì đó nữa trong cùng một lúc. Cái này e là chưa chuẩn lắm, sự thực chứng minh rất nhiều người từ bạn bè mình và anh chị em của mình, họ thường làm ít nhất hai việc trở lên trong lúc học. Làm nhiều việc trong một thời gian ngắn không có nghĩa là sẽ làm không ra hồn đâu nhé : )

  10. Hiển Nguyễn dù sao đây cũng là bài đầu tiên, sau này mình sẽ viết về rất nhiều vấn đề khác nhau
    mình ko có tài để giải quyết hết được, nên cần nhiều người, thật nhiều người dám nghĩ dám nói dám làm
    hy vọng tất cả sẽ giúp đỡ nhau
    nếu ko có cơ hội thì phải tự tạo ra mà tận dụng 🙂

  11. mình thật sự rất thích cách nói thẳng thắn của bạn
    và mình mong rằng bạn sẽ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những con đường tốt đẹp cho tương lai của đất nước chúng ta mà còn hiện thực hóa nó nữa
    chúc bạn thành công ^^

  12. Có nhiều vấn đề tôi không đồng ý với bạn.
    Chẳng hạn như về giáo dục- pháp luật- y tế. Nếu bạn bàn đến tận cùng vấn đề bạn sẽ thấy rằng Giáo dục gắn liền với thể chế chính trị và kinh tế. Đó là các mặt của một vấn đề. Và xét đến cùng thì muốn thay đổi giáo dục thì buộc phải thay đổi thể chế chính trị và kéo theo đó là cải cách về kinh tế (đây là quan điểm của GS Trần Văn Đoàn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI