15.8 C
Da Lat
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ

*Featured image: Coolgirsar

 

Đây là một trong những bài viết mà bản thân Fire thấy hay và ý nghĩa nhất mà mình từng đọc qua, bài này do vị thầy tâm linh Teal Scott viết, trong đây có nói rõ nguyên nhân của căn bệnh tự kỷ và vai trò của những người bị mắc chứng bệnh rối loạn này trong cuộc sống của chúng ta. Có thể bạn sẽ không ngờ đến khi đọc qua bài này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào có một cái nhìn thấu đáo và rõ ràng hơn về căn bệnh rối loạn “tự kỷ” này để phần nào cảm thông hơn với họ – những người mang trong mình hội chứng này nhé.

Hiểu rõ hơn về hội chứng tự kỷ

Tự kỷ là hội chứng rối loạn mà nó đang lây lan nhanh ra khỏi toàn cầu với tốc độ chóng mặt, nhưng lý do tại sao nó lại là “căn bệnh” trở nên phổ biến, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết điều này.

Trong xã hội ngày nay, mọi người có xu hướng nhìn vào những hội chứng rối loạn này và nghĩ rằng “Có một cái gì đó đã đi sai”. Nhưng đây không phải là không phải là quan điểm trên phương diện rộng của vũ trụ này. Tất cả mọi thứ mà chúng ta kinh nghiệm, nó phục vụ cho chúng ta theo một cách nào đó và bất cứ ai đang trải qua những gì xã hội loài người gọi là “rối loạn” đang được đáp ứng rộng rãi từ kinh nghiệm. Khi nói đến bệnh tự kỷ, nó không chỉ là cá nhân tự kỷ đang tích cực được sử dụng bởi các kinh nghiệm, mà còn là liên quan đến tất cả những người tiếp xúc với họ.

Hàng ngàn năm qua nhân loại đã sử dụng não trái để định hướng. Đây là một thuật ngữ để mô tả trạng thái bị giới hạn chỉ nhận thức về không gian vật lý. Định hướng não trái này làm giảm đáng kể khả năng của chúng ta để kết nối với nguồn gốc (thượng đế). Nhưng trong nhiều năm mong muốn tái kết nối đã được một phát triển lớn trong tập thể trong loài người. Và như vậy, một số linh hồn đã chọn cách không kích hoạt các gen khiến họ chìm vào hoàn toàn với nhận thức vật chất (duy vật).

Những người tự kỷ không hoàn toàn bị chìm vào nhận thức vật lý. Chúng ta có thể so sánh ví điều này giống bước một chân trong thực tại vật lý và một chân bên ngoài thực tại vật lý. Khi một người nào đó không bước chân hoàn toàn vào vật chất, năng lượng từ “nguồn gốc” (thượng đế) chảy qua cơ thể của họ nhiều hơn vào mỗi ngày. Điều này làm tăng dòng chảy của năng lượng thông qua não gây tăng hoạt động thần kinh, sau đó làm cho hệ thống của cơ thể trở nên quá tải hoặc hơn kích thích.

Đây là lý do tại sao chúng ta bắt đầu thấy các biểu hiện điển hình của bệnh tự kỷ là: Các chức năng thần kinh bị suy giảm là nguyên nhân gây ra những chứng bệnh như động kinh, aphasias (rối loạn ngôn ngữ), khó khăn trong việc thực hiện những sự vận động thường xuyên, có những cử chỉ lo lắng hay táy máy, và các triệu chứng bất thường khác của chức năng hệ thống thần kinh.

Hệ thống thần kinh (đặc biệt là não) là bộ máy phiên dịch giữa thực tại phi vật chất và vật chất. Nói cách khác, nó là bộ máy chuyển dịch giữa ý thức thuần túy và cơ thể dùng cho các hoạt động trong không gian vật lý. Khi nó bị suy yếu trong bất kỳ cách nào đó, mà quá trình hoạt động “phiên dịch” không thể diễn ra rõ ràng thì kết nối với thế giới vật lý thực tại sẽ bị giảm sút..

Và đây là lý do tại sao trong tự kỷ, chúng ta thấy khó khăn trong giao tiếp, mô hình tư tưởng kỳ lạ liên quan đến nhận thức không bình thường, khó hình thành những suy nghĩ mạch lạc hoặc hình thành những suy nghĩ mà chỉ có người nghĩ ra tự hiểu. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng nó không phải là ý thức của họ bị giảm sút. Mà chỉ là khả năng xử lý chuyển hóa từ ý thức ra diễn đạt của họ bị suy giảm mà thôi.

Tự kỷ luôn luôn là kết quả của những điều giống nhau, đó là định hướng, suy nghĩ,  không phù hợp lắm so với thực tế. Nhưng rất nhiều thứ có thể gây ra bệnh tự kỷ. Trong tương lai chúng ta sẽ thấy rằng ngay cả các yếu tố môi trường như vắc-xin, chất ô nhiễm và thuốc trừ sâu có thể gây ra bệnh tự kỷ. Các yếu tố môi trường phá hủy các tế bào não.

Trong hai năm đầu tiên của cuộc sống, Myelin (trong đó bảo vệ và cô lập tế bào thần kinh não) đã không phát triển hoàn toàn. Điều này cho phép các chất độc do vi khuẩn, độc tố kim loại, chất độc hóa học và độc tố môi trường khác để tiếp cận và tiêu diệt các tinh thể nhánh cây vừa chớm nở và sợi trục thần kinh, đôi khi đến mức mà nó không phát triển trở lại. Sự phá hủy của các tế bào thần kinh trong não làm cho ý thức của đứa trẻ không thể khớp với thực tế thế giới vật lý thông qua thiết bị trung gian mà chúng ta gọi là “bộ não”.

Chúng ta thường nhận thấy rằng một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ là khi nó bước vào những năm mà nó đang phát triển độc lập. Đây là những năm mà nó đang từng bước dự kiến sẽ khám phá thế giới vật chất xung quanh mình, đó là giai đoạn 2-4 tuổi. Đây là điểm nhấn mà tại đó chúng ta nhận ra rằng đứa trẻ mắc chứng tự kỷ không phù hợp với “khuôn khổ” mà chúng ta (và những người chăm sóc khác của chúng) đang cố gắng thiết lập lên chúng. Chúng ta có những kỳ vọng về sự phát triển bình thường nhưng chúng lại không phù hợp với những người bị tự kỷ..

Do đó, chúng ta ngay lập tức cho rằng một cái gì đó đã đi sai. Chúng ta cố gắng làm tất cả mọi thứ chúng ta có thể có thể cố gắng để thiết lập, áp đặt một khuôn khổ thông thường lên chúng. Và biết gì không? Chúng không thích hợp với những khuôn khổ định hướng đó và chúng ta sẽ chỉ làm cho họ và bản thân mình đau khổ mà thôi. Lý do là: Họ không đến đây với ý định bị “nhồi sọ, đóng khuôn”. Mà họ đến đây với ý định giúp chúng ta thoát ra khỏi chính cái khuôn đó (định hướng, quan niệm mà chúng ta cho đó là bình thường).

Nhân loại đang di chuyển vào đó là giai đoạn tiếp theo của quá trình tiến hóa, một giai đoạn trong đó, sự rung động của các loài sẽ tăng lên và chúng ta sẽ trở thành nhiều hơn nữa của một sự hợp nhất giữa các khía cạnh tinh thần của chúng ta và khía cạnh vật lý của chúng ta. Người mắc chứng tự kỷ là những người có những liên kết ở giữa những gì hiện giờ và những gì chúng ta đang trở thành. Họ đến đây vì hai lý do.

Đầu tiên là do việc phát triển cá nhân, đó là kết quả tất yếu của kinh nghiệm. Lý do thứ hai là bắt buộc nhận thức, quan điểm của xã hội cũ phải thay đổi thành xã hội mới mà tất cả chúng ta đang trong quá trình tạo ra nó. Xã hội hiện nay chúng ta là những gì thể hiện qua quan niệm, nhận thức đến từ não trái. Lấy ví dụ về hệ thống trường học, giáo dục chẳng hạn, nó là hệ thống không chấp sự đa dạng hóa. Mục đích của nó là làm cho tất cả mọi người trở nên phù hợp với một tiêu chuẩn, khuôn hướng nhất định. Đây là một mâu thuẫn với mục đích ban đầu cho việc tạo ra các không gian vật lý 3D này.

Mục đích gốc của “Thượng Đế” khi tạo ra không gian vật chất này là cho phép chúng ta trở thành những cá thể “độc nhất vô nhị” mãi mãi và thông qua sự đa dạng của các phản xạ thể chất gây ra bởi tính độc đáo đó, chúng ta sẽ có một ý tưởng tốt hơn về những gì chúng ta thật sự mong muốn và những gì chúng ta thật sự trở thành. Phù hợp hoàn toàn ngược lại thể hiện độc đáo riêng biệt. Vì vậy, điều này cũng trở thành cái gì đó đi ngược lại ước muốn của “Thượng Đế”.

Trước khi những chúng sinh chọn lựa đi vào thế giới này, những linh hồn đã chọn lựa bệnh tự kỷ cho kinh nghiệm của cuộc sống họ, biết rằng họ sẽ gặp phải những cái nhìn, quan niệm, suy nghĩ chống đối. Họ biết điều đó bởi vì họ biết nhận thức của nhiều người trong số chúng ta đã bị bám chặt vào với sự sợ hãi. Đây là lý do họ chọn để đến đây với một “vấn đề” có thể được nhìn thấy. Họ dự định sinh ra ở trong thế giới này với một cách mà đối với chúng ta cảm thấy nó không bình thường chút nào. Nếu họ không có vấn đề về thể chất, thì họ ý định ban đầu của họ sẽ dễ dàng bị thất bại. Nếu họ sinh ra với thể chất bình thường thì có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ ngừng việc cố gắng để tác động đặt họ trong một “khuôn khổ” mà ta gọi là người bình thường..

Và nếu chúng ta không thành công trong việc biến họ thành một người “bình thường” thì chúng ta sẽ đặt tất cả họ trong các thể chế. Nhưng như tôi đã nói, họ không ở đây để trở thành những người “bình thường”, họ đang ở đây để lôi chúng ta ra khỏi thứ “bình thường” mà chúng ta trở thành và vì vậy họ sinh ra ở thế giới này với các vấn đề thể chất để chúng ta khi nhìn vào và nói: “Họ khác với chúng ta, nên những nhận thức, quan điểm thông thường không phù hợp với họ.” Và khi chúng ta chấp nhận sự khác biệt của họ , chúng ta dừng lại việc chống lại sự khác biệt của họ và thay vào đó bắt đầu để chấp nhận nó.

Trong quá trình chấp nhận và sống chung với nó, chúng ta sẽ dần đặt các câu hỏi về tất cả mọi thứ về bản thân chúng ta cũng như các khuôn mẫu mà chúng ta đang mắc kẹt. Và bây giờ, họ đang càng ngày càng có mặt trên thế giới này ngày một đông hơn, để làm cho xã hội của chúng ta không còn như trước nữa và xã hội chúng ta sẽ bị bắt buộc dần thay đổi và chấp nhận họ. Xã hội sẽ bị buộc phải đặt câu hỏi về bản thân và thay đổi như kết quả của nó.

Ví dụ, hệ thống trường học của chúng ta không thể tồn tại theo cách cũ khi đa số học sinh đi học không thể học theo cách mà họ đang dạy học sinh. Điều này là trong thực tế, lý do cho sự xuất hiện rất nhiều trẻ em mang hội chứng ADD và ADHD. Không có gì sai với những đứa trẻ này. Tất cả những gì xảy ra là những sinh mệnh này đang đi ra và mang một thông điệp nói với chúng ta rằng: “Bạn không thể bắt tôi tập trung vào bất cứ điều gì mà tôi không muốn làm.”

Và đó là lúc mà chúng ta tự hỏi, tại sao họ nên tập trung vào những gì chúng ta muốn họ làm? (ngụ ý là bắt họ phải làm theo những gì mình muốn). Điều này có thật sự là lợi ích tốt nhất khi chúng ta muốn họ làm theo ý chúng ta (muốn tốt cho con mình) hay là để họ tự làm những gì mình muốn? Liệu rằng chúng ta có thật sự muốn duy trì các thực tế mà chúng ta đã tạo ra hiện nay không?

Chúng ta cố gắng ép buộc một đứa trẻ phải tập trung vào những thứ mà chúng không thích chẳng khác nào nhốt chúng vào một loại nhà tù cả. Và tất cả những điều này xảy ra rất thường xuyên, khi mà họ không thể hoặc không tập trung vào những thứ mà chúng ta muốn họ làm, chúng ta đang ăn mòn sự tự tin của chúng bằng cách biểu lộ cho chúng thấy rằng chúng không nghe lời chúng ta là sai rồi. Trong thực tế là chúng ta mới là những người sai lầm khi ép buộc chúng phải tập trung hay làm những thứ khác với những thứ làm chúng mê hoặc, thích thú từ cái nhìn đầu tiên. Hãy để cho chúng tự khám phá, tự học hỏi theo cách riêng của mình.

Khi chúng ta, với một xã hội trở nên đủ can đảm để buông bỏ những định kiến, những tiêu chuẩn cứng ngắc mà chúng ta cho rằng nó là phù hợp, thì sẽ là không cần thiết cho sự xuất hiện tiếp tục của những thế hệ trẻ “không bình thường” để buộc chúng ta phải chấp nhận thay vì chống lại sự thay đổi. Chủng tộc của chúng ta sẽ là tốt nhất cho các thế giới. Chúng ta sẽ là một giống loài có khả năng hợp nhất giữa thể xác với tinh thần của chúng ta. Sức khỏe của xã hội chúng ta sẽ phản ánh lại các liên kết đó. Những suy yếu thần kinh mà chúng ta cho là “tự kỷ” đó chính là bàn đạp cho sự vươn tới của tương lai nhân loại. Bệnh tự kỷ và các rối loạn tràn lan khác như ADD và ADHD là những điều kiện cần thiết để khiến cho chúng ta thay đổi cách mà tập thể chúng ta đang hiện là.

Khi chúng ta có thể buông bỏ niềm tin sai lầm của chúng ta (và kỳ vọng) rằng những người khác phải thay đổi để cho chúng ta được hạnh phúc. Chúng ta sẽ tự cởi trói và giải phóng bản thân chúng ta được tự do. Chúng ta sẽ tạo ra một thế giới mà chúng ta đang sống trong xã hội gắn kết, là tổng thể của tất cả những người đang theo đuổi hạnh phúc riêng của mình. Và như thế nó sẽ tự tiến hành mà không cần nói rằng nếu bạn tập trung vào cái nhìn tích cực về những gì tích cực mà những người bị mắc bệnh tự kỷ mang lại thì bạn sẽ thấy điều đó là may mắn thay vì tập trung nhìn họ như là một cái gì đó không đúng, không phù hợp.

Bạn sẽ thấy rằng không bao giờ có một người mắc chứng tự kỷ nào trên trái đất mà không mang lại một món quà quý giá để chia sẻ với chúng ta. Nếu bạn nhìn họ với cái nhìn nói rằng họ là những người vô dụng, không phù hợp với xã hội và họ bị hạn chế thì họ sẽ tin rằng mình là những người như vậy. Đó sẽ là một thảm kịch của thực tế, một thực tế đầy sự giới hạn duy nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở họ.

Thay vào đó nếu bạn chọn cách nhìn nhận họ như là một món quà mà họ mang đến cho bạn hàng ngày và muốn nhìn thấy họ phát huy khả năng của mình. Bạn có thể sẽ giúp họ tìm thấy được hạnh phúc cho riêng mình và nhiều hơn nữa là bạn sẽ cảm thấy nhận thức của bản thân mình trở nên rộng mở hơn, và sẽ tự mình trải nghiệm cảm giác tự do của một cá nhân. Nếu một trong số những đứa trẻ tự kỷ đó đến với bạn, ở một mức độ nào đó, thì lẽ rằng bạn đã yêu cầu tự do. Và như vậy bạn đang bị kéo dài ra.

Vậy bạn can đảm như thế nào?  Liệu bạn có tin tưởng con của bạn nó tự biết những gì là phù hợp với nó nhất không? Bạn có dám ưu tiên những gì bạn nhận biết từ trong trái tim bạn để mang lại niềm vui cho cuộc sống của con bạn nhiều hơn thay vì phải nghe theo những định kiến của xã hội nói rằng bạn cần phải làm gì với những đứa trẻ này không? Bạn có thể tự giải phóng bản thân mình ra khỏi những định kiến đã trói buộc, hạn chế bạn không? Bạn có thể buông bỏ những ảo tưởng mà xã hội đang cố gắng gieo rắc cho bạn không?

Những người có những biểu hiện của bệnh tự kỷ chính là những sinh mệnh “tiền nhân”. Họ là những người đi trước trong quá trình chuyển đổi thành một cấp độ nhận thức mới của bộ não con người. Họ chính là những bậc “tiền bối” tiên phong đi trước của xã hội mới của chúng ta. Họ là những người “tiền bối” của tự do cá nhân. Và họ là cả một món quà và một cơ hội để tất cả những ai trải nghiệm chúng. Sự tuân theo hay nghe lời là mặt đối lập của sự tự do cá nhân và hãy cùng đối mặt với nó.

Lý do mà chúng ta đấu tranh với họ là bởi vì chúng ta cảm thấy họ không phù hợp. Họ không phù hợp với kỳ vọng của chúng ta với họ, với cách mà họ nên suy nghĩ, cư xử, hành động như thế nào là “Ổn” với chúng ta. Nhưng họ đến đây không phải là để nghe lời, hay trở thành thứ mà chúng ta mong muốn. Họ đến đây để dạy cho chúng ta biết chúng ta là và cách trở thành những cá nhân tự do. Và họ sẽ là những người tiên phong mở đầu dẫn đường cho chúng ta.

 

Tác giả: Teal Scott

Chuyển ngữ: Huy Holyfire 

Nguồn: http://www.thespiritualcatalyst.com/articles/understanding-autism

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. Đầu tiên, mình đã tính bỏ qua khi đọc những dòng đầu bởi mình đã hơi mỏi mắt. Mình nghĩ mình sẽ đọc lại sau. Thật buồn cười, là khi mình roll xuống để đọc comments xem có thú vị không. Và mình đã lập lại các bước của Lục Phong.
    Bài viết rất hay. Một góc nhìn đẹp. Cảm ơn.

Trả lời nPhong Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI