29.2 C
Da Lat
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024

PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Chính phủ như một hệ điều hành

Cứ mỗi khi “cờ đỏ”, “cờ vàng”, “phản động”, “yêu nước” mà xáp lại và đụng tới chuyện dân chủ thì trước sau cũng đi tới chỗ “đa đảng sẽ khiến cho các đảng phái đấu đá nhau và sẽ làm mất ổn định” mặc dù luận điểm này rốt cuộc cũng bị tan tành, tả tơi (vì bởi lẽ rất đơn giản: 99% quốc gia trên thế giới là đa đảng và toàn là đấu đá nhau nên mất ổn định hay sao?).

Hôm nay phải đối đầu với một vấn đề khá hóc búa, đụng chạm tới tầng hệ điều hành, ngồi phân tích “problems” tôi chợt nghĩ, không phải chính phủ là một hệ điều hành hay sao?

Hệ điều hành nói một cách đơn giản là một tập họp các nhu liệu giúp nhận chỉ thị và tương tác với tài nguyên để hoạt động. Ngày xa xưa, có những hệ điều hành cổ điển thuộc dạng “single-tasking” chỉ có thể nhận một chỉ thị để điều phối nhằm thực hiện một việc nào đó. Hệ điều hành như thế quả là “rất ổn định” vì chúng quá đơn giản cho các nhu cầu quá đơn giản. Ngay khi nhu cầu gia tăng, chúng nhanh chóng chết đi và được thay thế bằng những hệ điều hành “multi-tasking”. Ngay cả vậy, “multi-tasking” còn được đẩy lên mức “multi-threading” trong mỗi “task”. Dù vậy, ngay cả những hệ điều hành “multi-tasking” cũng đã nhanh chóng đi đến chỗ bế tắc vì chúng không còn đáp ứng được nhu cầu và trí tưởng tượng của con người. Những dạng hệ điều hành “distributed”, “real time” là những đáp ứng tạm thời cho đến khi những rào cản vật lý được dẹp bỏ một lúc nào đó.

Chẳng biết về sau, khi những khái niệm mới bức phá giới hạn vật lý cũ, mở ra một không gian mới thì các hệ điều hành sẽ đi về đâu nhưng chắc chắn một điều, hệ điều hành “single-tasking” đã chết từ lâu và chẳng ai còn nghĩ hoặc nhớ đến chúng, thậm chí vì lý do giá trị nhất: sự ổn định cũng không thể giúp níu kéo con người quay lại với nó.

Con người đi qua những cuộc cách mạng không chỉ trên chiến trường với giáo mác, súng ống mà họ đã ngã xuống và đứng dậy ngay trên những trang giấy, những bản thảo, những ngòi bút, những bàn phím. Những cuộc cách mạng trí tuệ của những năm gần đây dần dần đưa chính con người vào chỗ “multi-tasking”, thậm chí “distributed”. Họ có thể vừa nghe nhạc, vừa đọc sách, vừa chít chát, vừa trông chừng cả một hệ thống phức tạp. Con nít ngày nay có thể ngồi trước máy tính và có thể “chạy con chuột” và bấm phím cùng một lúc một cách dễ dàng, thậm chí sử dụng những gesture phức tạp trên những mobile devices một cách tự nhiên.

Con người không cần “ổn định” và chưa bao giờ dừng lại vì sự ổn định. Họ muốn đi qua những cuộc cách mạng. Họ muốn tự giải phóng mình ra khỏi những khuôn khổ do những người đi trước đặt ra. Họ đi tìm tự do, họ muốn sáng tạo và sáng tạo thì không có giới hạn và tất nhiên không có chỗ cho… sự ổn định.

Bởi thế, hệ điều hành “ổn định” đã chết từ lâu rồi và “ổn định để phát triển” không những ngu xuẩn mà còn điên rồ.

 

Hoàng Ngọc Diêu

spot_img
Triết Học Đường Phố
Triết Học Đường Phố
"Thà chết cho một ý tưởng bất diệt, còn hơn sống cho một ý tưởng phù du." — Steven Biko

BÀI LIÊN QUAN

  1. So sánh thật khập khiễng. Nếu ví CP như 1 hệ điều hành thì nó sẽ là hệ điều hành một người dùng hoặc nhiều người dùng. Nếu nhiều người dùng có chung mục đích, lập trường, nhưng đa dạng về ý tưởng thì hệ điều hành sẽ có hiệu quả cao và được đổi mới. Nhưng nếu mỗi người định dùng hệ điều hành vào một mục đích riêng thì chẳng mấy sẽ phải mang máy ra sửa.

Trả lời Tuỳ Phong Hủy trả lời

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

FOLLOW US

62,550Thành viênThích
3,699Người theo dõiTheo dõi
3,540Người theo dõiĐăng Ký
spot_img

BÌNH LUẬN MỚI

XEM NHIỀU

BÀI MỚI